Trong Thông điệp Liên Bang cuối cùng của mình, Tổng thống Obama đặt TPP là ưu tiên kinh tế hàng đầu

13/01/2016 16:29 PM |

Trong Thông điệp Liên Bang lần thứ 7 và cũng là thông điệp cuối cùng trước khi Tổng thống Obama rời khỏi Nhà trắng, ông Obama kêu gọi người dân Mỹ ủng hộ Hiệp định TPP.

Thông điệp Liên bang bắt đầu vào tối ngày 12/1 theo giờ nước Mỹ (sáng 13/1 giờ Việt Nam). Đây là Thông điệp Liên bang thứ 7 và cũng là thông điệp cuối cùng trước khi Tổng thống Obama rời Nhà Trắng vào tháng 1/2017.

Việc đàm phán TPP đã hoàn tất trong năm 2015 nhưng để được chính thức ký kết, tuy nhiên các quốc gia trong hiệp định đều khá lo lắng khi phải gỡ dần bảo hộ trong các ngành chủ lực của mình. Để có hiệu lực chính thức, TPP cần được thông qua tại các quốc gia có nền kinh tế chiếm tỉ trọng lớn, như Mỹ và Nhật Bản.

Tại Mỹ, hiệp định TPP cũng gây ra ý kiến trái chiều. Trong Thông điệp Liên Bang lần thứ 7, người đứng đầu Nhà Trắng kêu gọi: "Thị trường mở, bảo vệ lao động và môi trường, và lợi thế dẫn đầu của nước Mỹ ở châu Á... việc cắt giảm 18.000 loại thuế đánh vào hàng hóa cũng sẽ thúc đẩy nước Mỹ, và hỗ trợ nhiều việc làm tốt hơn".

Ông Obama cho rằng TPP sẽ là "công cụ" để Mỹ gia tăng sức mạnh của mình trong thế kỷ 21.

Ông Obama kêu gọi Quốc hội nước này thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 quốc gia khác càng nhanh càng tốt để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Việc không có mặt Trung Quốc trong TPP sẽ giúp Mỹ thể hiện vai trò dẫn đầu trong khu vực này. Nó phù hợp với chính sách đẩy mạnh hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Khá thú vị là hiệp định TPP lại được ngành công nghiệp truyền hình và giải trí của Mỹ ủng hộ mạnh mẽ nhất. Chris Dodd, nguyên nghị sĩ Mỹ và hiện là giám đốc điều hành của Motion Picture Mỹ nhận xét: "Tổng thống Obama đã coi TPP như một ưu tiên kinh tế hàng đầu của nước Mỹ", Dodd chia sẻ.

"Chúng ta nên ủng hộ hiệp định này, bởi ngành công nghiệp phim ảnh và truyền hình Mỹ là một lĩnh vực toàn cầu phụ thuộc vào thị trường mở và bảo hộ vấn đề bản quyền tốt hơn. Nó cũng hỗ trợ gần 2 triệu người Mỹ đang làm việc trong ngành công nghiệp này".

Hoàng Vân

Cùng chuyên mục
XEM