Tại sao học giỏi vẫn cứ nghèo?
06/12/2013 09:48 AM
|
Tại sao học giỏi vẫn cứ nghèo? Tại học giỏi hay tại chính sách giáo dục và đào tạo hiện nay (giỏi lý thuyết, yếu thực hành)?
Khuyến học là điều mà tất cả các quốc gia đều làm, học tập để nuôi sống bản thân, giúp ích gia đình, xây dựng và phát triển đất nước. Công tác khuyến học của Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh, như: học bổng dành cho học sinh giỏi, đề cao những tấm gương “nhà nghèo hiếu học”…
Ngày 03/12/2013, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) công bố kết quả đánh giá học sinh quốc tế 2012 (PISA). Theo đó, Việt Nam đứng ở vị trí 17 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đánh giá. Điểm số của Việt Nam vượt xa nhiều quốc gia phát triển, như: Pháp (vị trí 25), Vương Quốc Anh (vị trí 26), Liên bang Nga (vị trí 34), Hoa Kỳ (vị trí 36)…
Thông tin trên tạo ra nhiều cảm xúc khác nhau, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển vui và bất ngờ, nhiều người hảnh diện và tự hào…
Tại sao học giỏi vẫn cứ nghèo?
Theo kết quả công bố của OECD thì có mối tương quan giữa điểm số môn toán học với GDP bình quân đầu người, điểm số toán học cao thì hiệu suất thành công cao và GDP bình quân đầu người tăng cao. Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ, như Qatar có điểm số toán học tương đối thấp nhưng GDP bình quân đầu người cao còn Việt Nam điểm số toán học cao nhưng GDP bình quân đầu người thấp.
Nếu thông tin này đến với những học sinh “nhà nghèo học giỏi”, “dù nghèo vẫn phải học”… thì hệ quả gì sẽ xảy ra. Các em sẽ quyết tâm tìm đến cái chữ để rồi nghèo hay bỏ chữ lên nương rẫy kiếm miến ăn trước mắt.
Tại sao học giỏi vẫn cứ nghèo? Tại học giỏi hay tại chính sách giáo dục và đào tạo hiện nay (giỏi lý thuyết, yếu thực hành)? – Câu trả lời xin chờ đợi ở Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Theo Theo Dân Luật
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!