Stephen King: 6 điều kỳ quặc của nền kinh tế thế giới

29/03/2015 09:05 AM |

Sự mất kiểm soát giá cả, ngân hàng trung ương “xuất khẩu” hiện tượng giảm phát và gây nên chiến tranh tiền tệ là một trong những điều kỳ quặc của nền kinh tế thế giới.

“Nền kinh tế thế giới thực sự đang diễn ra như thế nào?” Đó là câu hỏi được nhiều nhà kinh tế quan tâm. Kinh tế trưởng của HSBC Stephen King đã đưa ra một số suy nghĩ của mình về 6 điểm kỳ quặc trong thị trường tài chính "siêu thực" của ngày hôm nay.

1. Sự mất kiểm soát giá cả, ngân hàng trung ương “xuất khẩu” hiện tượng giảm phát và gây nên chiến tranh tiền tệ.

Hình 1: Biểu đồ từ Kinh tế trưởng Ngân hàng Anh Andy Haldane thể hiện hiện tượng lạm phát trên toàn thế giới. Số lượng các quốc gia được ghi nhận trong tình trạng giảm phát đang gia đăng đáng kể.  Số quốc gia có tỷ lệ lạm phát trên 5% ngày càng trở nên hiếm hoi.

2. Lãi suất danh nghĩa ở mức âm, một nỗ lực tuyệt vọng để ngăn chặn ngoại tệ tăng giá, nhưng là một mối đe dọa đối với tăng trưởng tín dụng.

Hình 2: Xu hướng kỳ lạ này thể hiện rõ ràng nhất trong lợi suất trái phiếu chính phủ khu vực đồng Euro. Khoảng nợ của nhiều chính phủ khu vực đồng Euro hiện đang ở mức âm, và chi phí thực sự nằm ở những người nắm giữ tiền. Ngay cả các quốc gia được coi là mối đe dọa trong khoảng ba năm trước đây đang nhìn thấy lợi nhuận cực kỳ thấp về khoản nợ của họ.

3. Sự yếu kém trong tăng trưởng thương mại quốc tế, dư âm của hậu khủng hoảng bảo hộ thương mại.

Hình 3: Tăng trưởng thương mại thế giới tăng đáng kể trong những năm đầu của thế kỷ 20, với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên thế giới tăng hơn gấp đôi trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Nhưng sau cuộc khủng hoảng 2008, tăng trưởng thương mại hầu như được duy trì ở mức cũ mà không có bất kỳ tiến triển nào.

4. Bản chất sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ phản ánh qua sự yếu kém trong tăng trưởng tiền lương và cắt giảm sản phẩm năng lượng.

Hình 4: Biểu đồ dưới đây cho thấy ngân hàng Bank of America Hoa Kỳ với chỉ số hoạt động bất ngờ. Theo đó, cho dù dữ liệu kinh tế đã tốt hơn hoặc tồi tệ hơn dự kiến, các vấn đề tiêu cực đang xuất hiện với các chỉ số chính ở mức thấp nhất trong 5 năm.

5.Thị trường dường như không còn tin tưởng quá cao vào sự chắc chắn trong việc điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương như các quyết định gia tăng lãi suất hay không và bao nhiêu.

Cụ thể là Cục dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ Fed và Ngân hàng trung ương Anh. Xu hướng về sự suy giảm tín nhiệm của thị trường đối với tính nhất quán trong các quyết định của ngân hàng trung ương sẽ là một thách thức rất lớn đến hiệu quả của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế.

Hình 5: Lãi suất kỳ vọng ở Anh đã giảm đi trong vòng 12 tháng qua.

6.Các hiện tượng dự báo không chính xác về tình trạng nền kinh tế hay mức tăng trưởng đã xảy ra ở Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, hay Đức.

Ví dụ, dự báo về tăng trưởng ở Hoa Kỳ kể từ năm 2000 thường dựa trên các kịch bản quá lạc quan nhưng trên thực tế nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn hơn rất nhiều. Chính các dự báo sai như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hình 6: Trong số 15 lần dự báo kể từ 2000 của Hoa Kỳ thì có đến 12 lần dự báo vượt mức so với nền kinh tế thực (quá lạc quan) trong khi chỉ có 3 lần dự báo dưới mức. Những dự báo có phần quá lạc quan này cũng xảy ra với Anh, Đức  và Nhật.

>> Vì sao đường là thủ phạm gây tổn thương nền kinh tế toàn thế giới?

Phương Huỳnh

Phương Huỳnh

Cùng chuyên mục
XEM