Philippines: Ngôi sao mới của châu Á?

01/04/2013 10:16 AM |

Philippines, đất nước có rất nhiều người biết và dùng tiếng Anh thành thạo, quốc gia đang tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như gia công và kinh doanh phần mềm đã tạo ra những cơ hội mới, cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc về năng lực, nhân công sản xuất giữa bối cảnh giá nhân công Trung Quốc ngày một cao hơn."Giờ đây, Philippines đã trở lên trên bản đồ đầu tư, và tôi nghĩ sự tác động tới tầm nhìn của giới đầu tư là rất đáng kể" - nhà kinh tế học của Credit Suisse nhận xét.

Ở Philippines, các nhà phát triển đang vội vã xây dựng nên những tòa tháp cao cấp mang những cái tên như Starck và Trump. Nhiều tập đoàn Nhật Bản như Canon thì không ngừng tạo lập nên các nhà máy mới. Đội ngũ công nhân xây dựng lao vào công cuộc cải tổ nâng cấp các đường băng, sân bay hay dội bê tông trên các tuyến đường quốc lộ mới...

Làn sóng xây dựng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất cho sự tăng trưởng ở Philippines, một quốc đảo ở Đông Nam Á đã từng có thời gian trì trệ vì giới đầu tư nước ngoài lo lắng bất an bởi sự bất ổn chính trị, tội phạm và tham nhũng. Giờ đây, dường như họ đang tạo lập một sự thành công như Indonesia để trở thành một điểm đến nóng hổi tiếp theo với giới đầu tư.

Những con số mà Philippines đạt được thật đáng chú ý: tăng trưởng GDP năm 2012 là hơn 6%, lạm phát ở mức khoảng 3%. Thị trường chứng khoán tăng vọt 33% trong năm ngoái, tỉ giá hối đoái tăng 7% so với đồng đô la Mỹ. Giới lãnh đạo đất nước và rất nhiều ngân hàng nước ngoài tràn đầy niềm tin rằng, năm 2013 sẽ mang lại cho họ vị trí cao hơn trong xếp hạng tín nhiệm.

"Giờ đây, Philippines đã trở lên trên bản đồ đầu tư, và tôi nghĩ sự tác động tới tầm nhìn của giới đầu tư là rất đáng kể", ông nhấn mạnh."Tôi nghĩ rằng gần như mọi người đã lãng quên về Philippines, họ bỏ nước này ra hỏi tầm mắt vì những vấn đề quản trị và sự bất ổn chính trị đã che mờ các tiềm năng, tài sản như nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác hay dân số trẻ", nhà kinh tế học của Credit Suisse là Santitarn Sathirathai nói.

Nhiều mặt trận

Philippines đã đạt được rất nhiều tiến triển ở các mặt trận khác nhau. Chính phủ nước này đã ký một thỏa thuận hòa bình sơ bộ với phiến quân Hồi giáo - dẫn tới khả năng chấp dứt một cuộc nổi dậy kéo dài và cải thiện môi trường đầu tư.

Trong khi chính phủ tiền nhiệm của bà Gloria Macapagal Arroyo phải vật lộn với nhiều cáo buộc tham nhũng, thì tổng thống hiện tại của nước này, ông Benigno Aquino III đã cam kết sẽ ngăn chặn mọi hình thức hối lộ, tham nhũng, lợi dụng quyền lực... Sự kiên quyết của ông đang khuyến khích niềm tin của giới đầu tư.

Philippines, đất nước có rất nhiều người biết và dùng tiếng Anh thành thạo, quốc gia đang tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như gia công và kinh doanh phần mềm đã tạo ra những cơ hội mới, cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc về năng lực, nhân công sản xuất giữa bối cảnh giá nhân công Trung Quốc ngày một cao hơn.

Năm ngoái, khi tranh chấp lãnh thổ xảy ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc làm bùng nổ những cuộc biểu tình phản đối Nhật tại Trung Quốc thì đầu tư của Nhật Bản đã tăng hơn 10% thông qua cơ quan Quản lý Kinh tế Philippines - chuyên xúc tiến đầu tư trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Rất nhiều công ty Nhật Bản đang mở rộng sự hiện diện của họ tại Philippines. Ví dụ như Canon Business Machines Inc., đang bắt tay vào dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy in laser.

Trong khi đó, chính phủ Philippines đang thúc đổi sự hợp tác công và tư để cải tổ hay mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng như đường xa lộ, sân bay, trường học. Các nhà phát triển bất động sản thì hướng tới một tầng lớp trung lưu đang trỗi dậy và những người Philippines giàu có muốn sở hữu các tài sản cao cấp. Tập đoàn bất động sản Century đang vận hành một số dự án như vậy bao gồm tháp Trump ở Manila hay các tòa nhà dân sinh.

Thách thức

Tuy nhiên Philippines cũng phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn phía trước. Dù chính phủ nỗ lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhưng lĩnh vực này vẫn còn ít nhiều cản trở môi trường kinh doanh như các sân bay hay hệ thống viễn thông lạc hậu, nghèo nàn, J. Alfonso de Dios, một người Philippines có công ty ở Trung Quốc và cả Philippines cho biết.

Theo De Dios, người điều hành công ty với các chương trình số hóa và quảng cáo truyền hình gửi tới các đài truyền hình địa phương thông qua những đường băng thông rộng độc quyền tại Philippines thì, cơ sở hạ tầng Internet của nước này không được thiết kế với băng tần rộng để chứa các tập tin lớn. Ông cho biết, trên thực tế, giá thành là thấp hơn nhiều khi gửi các gói video mà công ty ông sản xuất từ văn phòng tại Philippines tới một nước láng giềng với dải băng tần mạnh hơn, để sau đó gửi trở lại các khách hàng ở Philippines.

Du lịch là một lĩnh vực khác mà nước này cần phải nhanh chóng thay đổi cơ sở hạ tầng. Trong khi Philippines sở hữu hàng nghìn đảo lớn nhỏ, và nhiều bãi biển đẹp nhất thế giới, thì doanh thu du lịch chỉ chiếm chưa đầy 2% GDP, so với 7-8% ở Thái Lan hay Malaysia, chuyên gia Sathirathai của Credit Suisse nói.

Quốc gia Đông Nam Á này đang theo đuổi một chiến dịch du lịch mới với khẩu hiệu: "Thú vị hơn khi ở Philippines". Một khu liên hợp sòng bạc lớn dự kiến sẽ mở cửa tại Vịnh Manila. Bill Barnett, giám đốc điều hành công ty nghiên cứu và tư vấn du lịch C9 Hotelworks cho rằng, có thể đa dạng hóa hơn các dịch vụ du lịch với những công viên chủ đề hay những hình thức khác thu hút các gia đình trung lưu, đa thế hệ ở châu Á.

Philippines - giống như Nhật Bản đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc - cũng đang cần thu hút lượng khách du lịch lớn từ Trung Quốc, những người đang thay đổi điểm đến tới Thái Lan hay Indonesia.

Theo Nguyễn Huy 

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM