Ông chủ Kuwait nói gì về dự án lọc hóa dầu lớn nhất Việt Nam?
Bakheet Al Rashidi - Chủ tịch kiêm CEO của KPI cho biết dự án Lọc dầu Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa là một phần trong chiến lược xoay trục của tập đoàn về phía châu Á. KPI hy vọng dự án sẽ hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2016, và vào giữa năm 2017 sẽ cho ra thành phẩm.
Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) hiện là cổ đông lớn nhất trong dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa với 35,1% cổ phần; 2 đối tác khác từ Nhật Bản là Idemitsu Kosan và Mitsui Chemicals giữ 39,8% và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giữ 25,1% cổ phần.
KPI hiện điều hành gần 5.000 cây xăng (chủ yếu dưới thương hiệu Q8) ở 23 quốc gia, 2 chuỗi lọc hóa dầu với khoảng 300.000 thùng dầu một ngày (trong đó cổ phần của KPI là 200.000 thùng một ngày) và bán nhiên liệu cho hơn 200 hãng hàng không ở 60 sân bay khắp thế giới.
Bakheet Al Rashidi - Chủ tịch kiêm CEO của KPI cho biết dự án Lọc dầu Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa là một phần trong chiến lược xoay trục của tập đoàn về phía châu Á. Dự án này có tổng vốn đầu tư 9 tỉ USD là dự án đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam và là dự án lọc hóa dầu lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Theo Al Rashida, dự án này là thách thức lớn nhất với ông kể từ khi ông lên điều hành KPI cách đây 2 năm. “Nó không chỉ đại diện cho một dự án khổng lồ mà còn tượng trưng cho nỗ lực của công ty trong việc đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình vào các thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh ở Châu Á.”, ông nói.
Al Rashidi cho biết hiện siêu dự án này đã hoàn thành 50% tiến độ. KPI hy vọng dự án sẽ hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2016, và vào giữa năm 2017 sẽ cho ra thành phẩm.
"Việt Nam ngày nay là một trong những khách hàng lớn của chúng tôi. Và đó là yếu tố quan trọng đảm bảo thị trường tiêu thụ cho dầu thô từ Kuwait. Hơn ai hết chúng tôi biết rằng nhà máy lọc dầu là xương sống của bất kỳ ngành công nghiệp nào và dĩ nhiên bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển lĩnh vực công nghiệp sẽ cần phải bắt đầu bằng đầu tư 1 nhà máy lọc dầu”, Al Rashidi cho biết.
Chủ tịch KPI nhận định các lợi ích gắn liền với nhà máy lọc dầu không chỉ mở rộng đến xăng, dầu hỏa, khí dầu mỏ và nhiều sản phẩm khác mà nó tạo ra đồng thời nó còn cung cấp một cú huých cho việc làm địa phương.
Ông cho biết thông thường các nhà máy lọc dầu tốn từ 7 - 10 USD chi phí để sản xuất mỗi thùng dầu. Với 1 nhà máy công suất 200.000 thùng/ngày thì mỗi tháng sẽ tiêu tốn 2 triệu USD chi phí hoạt động bao gồm tiền lương, nguyên vật liệu… Đây sẽ là một nguồn lợi cho bất kỳ nước nào được đặt nhà máy lọc dầu nhất là về vấn đề giải quyết việc làm.
Theo quan điểm của Al Rashidi thì dự án lọc dầu muốn thành công trong tương lại phải có công suất tối thiểu 200.000 thùng/ngày và phải là các tổ hợp sản xuất có quy trình tích hợp.
“Khi thị trường không đủ mạnh, những công ty lọc dầu nhỏ hơn sẽ đối mặt với biên lợi nhuận tiêu cực. Tôi cảm thấy họ sẽ nhanh chóng không có tươn g lai trên một thị trường mở”. Ông khẳng định tương lại của KPI sẽ là ở châu Á và sự thành công của KPI sẽ phụ thuộc vào tính bền vững và khả năng sinh lợi của các dự án ở khu vưc Châu Á.
Nhận định về giá dầu thế giới trong thời gian tới, Al Rashidi đồng ý với quan điểm của OPEC là để thị trường quyết định giá dầu thô thay vì hạn chế lượng cung để quyết định giá và dự báo trong thời gian 12 - 24 tháng tới giá dầu sẽ dao động trong khoảng 60-80 USD/ thùng còn trong dài hạn giá dầu có thể đạt mức 80 USD/ thùng.
Al Rashidi thừa nhận giá dầu giảm từ mức 100 xuống 50 USD tác động tiêu cực đến công ty mẹ của KPI là Tập đoàn Dầu khí Kuwait (KPC) khiến doanh thu của KPC giảm 1/3 trong năm tài chính 2015-2016 ở mức 52 tỉ USD. Tuy nhiên KPI lại không bị ảnh hưởng bởi xu thế chung này, minh chứng là doanh thu trong năm tài chính 2014 - 2015 dự báo sẽ tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước và đạt mức 18 tỉ USD.
Lý giải điều này ông cho biết: “Vì là một công ty lọc hóa dầu nên chúng tôi ít may mắn hay các doanh nghiệp hoạt động ở công đoạn trước (trong chuỗi giá trị dầu mỏ) vì họ chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc dầu thô rớt giá. Trong khi đó chúng tôi kinh doanh dựa trên biên chênh lệch giữa giá thành phẩm và giá dầu thô (nguyên liệu đầu vào) và mức biên này không liên hệ trực tiếp với giá dầu thô".