[Nóng trong ngày] Tạp chí nhà giàu Forbes lên kệ báo Việt Nam

25/06/2013 18:07 PM |

Tạp chí nhà giàu Forbes chính thức 'đổ bộ' vào Việt Nam Xem thêm

Chiều ngày 24/06/2013, Forbes chính thức công bố ra mắt ấn phẩm Forbes tiếng Việt đầu tiên tại Việt Nam, phát hành 1 kỳ/tháng, với 25.000 bản/kỳ. 

Hôm nay, ngày 25/6/2013, ấn phẩm thứ 29 của tạp chí Forbes trên toàn thế giới và thứ 6 tại Châu Á đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Dự kiến 3 tháng sau thị trường báo online Việt Nam sẽ có Forbes tiếng Việt.

Trên trang bìa số đầu tiên của tạp chí Forbes phiên bản tiếng Việt là hình ảnh tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Ông là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam được tạp chí này xếp hạng trong bảng xếp hạng người giàu thế giới, với tổng tài sản 1,5 tỷ đồng.

Thua kiện, Quốc Cường Gia Lai sẽ kháng cáo Xem thêm

Ngày 25/6, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai đã có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM. 

Nội dung văn bản ghi rõ, Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Nhà Quốc Cường (QCN) là công ty con của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai. Vào ngày 10/06/2013 phiên tòa sơ thẩm đã được xử tại Tòa án nhân dân Quận 3, Tp. HCM. 

Đại diện QCG cho biết: "Công ty chúng tôi không đồng ý với bản án của Tòa án nhân dân Quận 3 đã tuyên ngày 17/06/2013. Chúng tôi đang nộp hồ sơ kháng cáo đề nghị Tòa án nhân dân Quận 3 xem xét giải quyết".

Chủ tịch Tôn Hoa Sen: 'Cổ phiếu tăng không do Nick Vujicic' Xem thêm

Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hoa Sen (HSG) cho biết: Giá cổ phiếu HSG tăng không phải do sự kiện mời Nick Vujicic sang Việt Nam đâu. Vì tôi đã tiên đoán được cổ phiếu sẽ lên từ trước đó vài tháng. Việc cổ phiếu tăng khiến tài sản của tôi tăng thêm hơn 100 tỷ chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà không phải là bản chất. 

Ông chủ Hoa Sen cho biết việc mời Nick hay những người nổi tiếng khác về Việt Nam là để thông qua đó mang lại những giá trị tốt cho cộng đồng. 

5 xe Lexus "bỏ quên" ở cảng Đà Nẵng Xem thêm

Cục Hải quan TP Đà Nẵng vừa tạm giữ 5 xe ô tô hiệu Lexus trị giá hàng chục tỉ đồng nhập khẩu theo diện xe của Việt kiều hồi hương để điều tra. 

Đồng thời, phía nhận lô hàng 5 xe Lexus là Công ty PN (trụ sở tại quận Tân Bình, TP.HCM) đã từ chối nhận năm “siêu xe” với lý do… gửi nhầm.

Lợi dụng chính sách ưu đãi xe ô tô nhập khẩu theo diện Việt kiều hồi hương, nhiều đối tượng đã tổ chức buôn lậu, trốn thuế, đưa xe về Việt Nam tiêu thụ. Lô hàng 5 chiếc xe ô tô Lexus trên đang được bảo quản tại cảng Đà Nẵng, chờ điều tra.

Vực dậy bất động sản: Bài học tình huống – Thái Lan 1997 Xem thêm

Khi kinh tế Châu Á lâm vào khủng hoảng vào năm 1997, thị trường bất động sản Thái Lan bắt đầu suy thoái. Khi đó thực trạng thị trường BĐS Thái Lan không khác nhiều so với Việt Nam hiện nay. Vậy họ đã làm gì?

Để vực dậy thị trường, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra hàng loạt các giải pháp mạnh tương tự như Việt Nam hiện đang áp dụng, nhưng “mạnh tay” hơn nhiều.

Theo Cushman & Wakefield, nợ xấu hiện nay chưa hấp dẫn nhà đầu tư theo giá trị sổ sách vì giá thực tế đã xuống 30-40%. Công ty này đề xuất, nên chuyển đổi các khoản nợ xấu trên cơ sở giá trị thị trường, xác định rõ các khoản nợ xấu và tăng cường quyền lực, tài chính và tính chuyên nghiệp cho VAMC.


Trong 6 tháng đầu năm 2013 tổng vốn FDI vào VN (gồm cả vốn đầu tư mới và tăng thêm) là 10,473 tỉ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2012. 

Thanh Hóa là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, Thái Nguyên đứng thứ 2, Bắc Ninh đứng thứ 3.

Theo Tổng cục Hải quan, 5 tháng qua, đã có 15 quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu lượng hàng hóa của nước ta có trị giá từ 1 tỉ USD trở lên.

3 quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam là: Mỹ (kim ngạch 8,846 tỉ USD), Nhật Bản (5,289 tỉ USD), Trung Quốc (4,948 tỉ USD). 

Nhập siêu lớn nhất của Việt Nam đến từ Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu 13,948 tỉ USD, 5 tháng đầu năm 2013 đã nhập siêu tới 9 tỉ USD từ Trung Quốc.

Bài hot: Máu: Bi kịch đằng sau quần áo giá rẻ! Xem thêm

Thời gian gần đây, vụ sập nhà máy gia công hàng thời trang giá rẻ tại Bangladesh đã khiến cả thế giới phải rúng động. Sự phát triển ồ ạt của thời trang “mì ăn liền” đang đe dọa trực tiếp tới cuộc sống của chính loài người, mà nạn nhân đầu tiên là người dân tại các nước đang phát triển.

Bên cạnh tốc độ lũy tiến vũ bão của ngành công nghiệp thời trang thì hàng loạt tình trạng xấu như lượng khí độc trong không khí, rác thải vô tội vạ, lạm dụng lao động trẻ em, bóc lột nhân công với giá rẻ mạt, trang bị an toàn lao động bị bỏ bê… cũng song hành theo chiều tỉ lệ thuận. 

Cộng đồng cư dân tại các nước phương Tây đang tỏ ra e ngại và đặt nhiều hoài nghi về bộ mặt thật đằng sau những trang phục bóng bẩy, lịch lãm “liệu có phải đang nhuốm bằng máu tươi của những sinh linh vô tội?”.

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM