Lương tối thiểu ở Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ASEAN

26/11/2014 11:39 AM |

“Lương tối thiểu ở Việt Nam thực tế thuộc nhóm thấp nhất trong các nước ASEAN”.

Thông tin trên được chia sẻ tại Hội thảo Chính sách tiền lương tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập diễn ra sáng 25/11.

Lương lao động Việt Nam chỉ cao hơn lao động Lào, Campuchia

Theo ông Malte Luebke - Chuyên gia cao cấp về tiền lương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, mức lương bình quân của Việt Nam ở mức 3,8 triệu đồng/tháng (181 USD), chỉ cao hơn Lào (119 USD), Campuchia (121 USD). Mức lương này thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực ASEAN như Philippines (206 USD), Thái Lan (357 USD), Malaysia (609 USD), Singapore (3.547 USD).

Ông Malte Luebke giải thích: Sự khác biệt lớn về tiền lương giữa các quốc gia thành viên ASEAN phản ánh những khác biệt lớn trên nhiều phương diện trong đó có năng suất lao động.

Năng suất lao động và tiền lương bình quân/tháng, 2012 hoặc năm gần nhất (USD). Nguồn: ADB và ILO (2014), Báo cáo Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung.

Năng suất lao động và tiền lương bình quân/tháng, 2012 hoặc năm gần nhất (USD). Nguồn: ADB và ILO (2014), Báo cáo Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung.

Những quốc gia ứng dụng công nghệ mới, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện cải cách cơ cấu và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động là những yếu tố tạo ra nên tảng cho hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp để chuyển đổi sang lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn.

Lương tối thiểu ở Việt Nam thực tế thuộc nhóm thấp nhất trong các nước ASEAN. Trong thời gian tới, lương tối thiểu sẽ là thách thức đối với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Nếu có vấn đề gì có thể tranh luận tại Việt Nam thì sẽ là vấn đề tăng lương tối thiểu. Nhưng như tôi đã nói trước đây, lương tối thiểu cần phải tăng cùng với việc tăng năng suất lao động, vai trò của công ty, doanh nghiệp, sản xuất, công nghệ... Đó là tất cả công cụ để giúp lương tối thiểu tăng lên” - bà Sandra Polaski – Phó Tổng Giám đốc ILO – cho biết.

Trước đó, theo một công bố khác của ILO, năng suất lao động của người Việt Nam rơi vào mức thấp nhất Châu Á - Thái Bình Dương, kém người Singapore 15 lần, kém người Malaysia 5 lần và chỉ bằng 2/5 người Thái Lan.

Tốc độ tăng lương đang cao gấp 3 tốc độ tăng năng suất lao động

“Hiện tốc độ tăng năng suất lao động ở khoảng 3,5%, còn tốc độ tăng lương theo điều tra khoảng 8 -9%”, ông Phạm Minh Huân – Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết.

Tiền lương bình quân/tháng, 2012, tại các nước ASEAN (USD). Nguồn:

Tiền lương bình quân/tháng, 2012, tại các nước ASEAN (USD). Nguồn: ADB và ILO (2014), Báo cáo Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung.

Ông Huân cho hay, điều trên có nghĩa là mặt bằng tiền lương của Việt Nam đang thấp. “Chúng ta phải tăng lên đến một giai đoạn nhưng giai đoạn này phải gắn mối quan hệ tăng lương với tốc độ tăng năng suất lao động. Đấy là nguyên lý”, ông Huân nói.

Thứ trưởng Huân cũng cho rằng tăng năng suất lao động là con đường tăng lương tốt nhất, nhưng câu chuyện tăng năng suất lao động “là một vấn đề nóng, không phải nói trong ngày một ngày hai”.

Tại hội thảo, ông Đặng Quang Điều – Trưởng ban Chính sách Kinh tế Xã hội,  Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – đặt vấn đề: Trong khi tiền lương tối thiểu của Việt Nam chỉ điều chỉnh trong khoảng 15 – 20%, cao cũng khoảng 25% thì ở một số nước như Bangladesh - điều chỉnh 1 lần lên 100%, hay như Lào – điều chỉnh tăng tới 70%.

Trả lời phỏng vấn về phát biểu trên, ông Huân cho rằng chúng ta không thể dùng biện pháp hành chính để tăng lương.

Nếu chúng ta tăng lương quá mức có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa. Với bài toán nhiều nước tăng lương tối thiểu lên rất cao, tôi cho rằng Hội đồng Tiền lương Quốc gia có thể cho tăng được. Chúng ta rất mong muốn tăng ngay để đáp ứng được nhu cầu của người lao động nhưng cần phải để ý đến sức khỏe của doanh nghiệp, phải tính đến bài toán hài hòa lợi ích”, ông Huân nhận định.

>> Năng suất lao động của người Việt Nam không thua gì lao động Hàn Quốc

Thanh Thủy

Thanh Thủy

Cùng chuyên mục
XEM