Hy Lạp vừa dạy cho phương Tây bài học về quy luật kinh tế thị trường

09/07/2015 15:05 PM |

Nợ không phải luôn được đảm bảo trả lại đủ trong tương lai. Hơn thế, nó là một “rủi ro” mà chủ nợ phải chịu, với hi vọng sẽ được trả trong tương lai.

Nội dung nổi bật:

- Hy Lạp đã cho Châu Âu hiểu rằng: Nợ không phải luôn được đảm bảo trả lại đủ trong tương lai. Hơn thế, nó là một “rủi ro” mà chủ nợ phải chịu, với hi vọng sẽ được trả trong tương lai.

- Cuộc bỏ phiếu là bài học đắt giá cho những kẻ bảo thủ hay bất kỳ ai cho rằng chính phủ cánh tả là những người chỉ biết theo đuổi những giấc mơ kiểu Che Guevara bất chấp pháp luật.


Hy Lạp đã nói không với gói cứu trợ của IMF và EU, đây là một thất bại lớn của bà Angela Merkel và bộ ba “chủ nợ” do bà dẫn đầu, luôn khẳng định Hy Lạp sẽ không có lối thoát nào ngoài việc phải trả số nợ khổng lồ.

Cuộc bỏ phiếu là bài học đắt giá cho những kẻ bảo thủ hay bất kỳ ai cho rằng chính phủ cánh tả là những người chỉ biết theo đuổi những giấc mơ kiểu Che Guevara bất chấp pháp luật.

Hoàn toàn sai.

Đây chính là bản chất của kinh tế thị trường.

Ngay từ đầu, bà Merkel và EU luôn giữ quan điểm Hy Lạp nợ thì phải trả hết nợ. Quan điểm này cho rằng, nợ chỉ có một chiều hướng là nếu bạn cho ai vay tiền, họ sẽ phải trả lại.

Nhưng đây KHÔNG phải là cơ chế hoạt động của thị trường.

Nợ không phải luôn được đảm bảo trả lại đủ trong tương lai. Hơn thế, nó là một “rủi ro” mà chủ nợ phải chịu, với hi vọng sẽ được trả trong tương lai.

Vấn đề mấu chốt ở đây là “rủi ro”.

Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro, bạn sẽ có phần thưởng cho mình, chính là lãi suất.

Nhưng mặt trái của rủi ro, là bạn bị mất số tiền của mình. Và Hy Lạp đã bắt được “thóp” của Đức.

IMF cho Hy Lạp vay 1,5 tỷ euro, hạn trả là tháng 6 và Hy Lạp đã không trả nợ. Hy Lạp nợ thêm ECB 3,5 tỷ euro phải trả trong tháng 7 và dường như cũng không thể thanh toán số nợ này.

Đây là bản chất của kinh tế thị trường.

Đáng ngạc nhiên rằng bà Merket đã hoàn toàn biết Hy Lạp không thể trả lại số nợ trước khi bắt đầu những cuộc đàm phán. Đánh giá riêng của IMF về khoản nợ của Hy Lạp mới công bố cách đây vài ngày nói: “Khoản nợ hiện tại đã quá cao, những nhu cầu tài chính mới sẽ khiến những khoản nợ này thiếu bền vững”

“Thiếu bền vững” - Các ngân hàng Đức hoàn toàn biết Hy Lạp không thể trả nợ.

Hãy xem GDP của Hy Lạp. Để trả được nợ, nền kinh tế phải tăng trưởng. Đây là quy luật kinh tế cơ bản, là phương thức thẻ tín dụng, tài sản hay các khoản nợ ngân hàng trung ương hoạt động. Nhưng kinh tế Hy Lạp hoàn toàn không sinh lợi từ các khoản nợ, vì nó đã thu hẹp lại trong nhiều năm nay.

 

GDP Hy Lạp từ 1995 - 2013

Một nhân tố quan trọng khác là Hy Lạp hoàn toàn nhận thức được (nhưng những người khác thường quên mất) rằng khoản nợ ban đầu của họ là từ ngân hàng đầu tư Goldman Sachs. Nhưng IMF và ECB đã có một quyết định tự sát, cho phép các ngân hàng tư nhân chuyển khoản nợ cho EU và IMF để “giải cứu” Hy Lạp. Theo báo cáo của Business Insider vào tháng 4, cựu chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet khẳng định có việc chuyển nợ.

Theo một người tham dự, chủ tịch ECB rất sốt ruột, Trichet hét lên “chúng ta là một tổ chức tiền tệ, kinh tế, do đó sẽ không có tái cấu trúc nợ gì cả”.

Kết quả là ECB đã có một thương vụ thực sự ngu xuẩn với Hy Lạp, theo báo cáo hồi tháng 4 của Business Insider.

Và cũng không có thoả thuận tái cấu trúc nào cho Hy Lạp. Hy Lạp phải trả hết nợ trước mắt cho khu vực tài chính tư nhân, chủ yếu các ngân hàng đầu tư, và các khoản nợ thay thế đặt lên vai người nộp thuế châu Âu. Chính phủ đã đồng ý cắt giảm chi tiêu và tái cơ cấu khốc liệt để đổi lấy các khoản vay với tổng giá trị 110 tỷ euro trong 3 năm.

Trichet đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Thị trường tư nhân chính là nơi phù hợp của những khoản nợ rủi ro cao. Ở đó, các chủ nợ đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro mất vốn. Ngân hàng trung ương dựa vào tiền thuế của dân để cứu trợ, tuyệt đối không được chấp nhận những rủi ro này.

Nếu Trichet quyết định làm ngược lại, cứ để Hy Lạp nợ Goldman Sachs, thì cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý sẽ không quá quan trọng như thế. “Goldman Sachs sẽ mất trắng số nợ của Hy Lạp”. Ai quan tâm? Chắc chắn cổ đông và khách hàng của họ. Nhưng điều này sẽ không gây ra cuộc khủng hoảng giữa trung tâm EU.

Giờ đây Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang theo dõi Hy Lạp rất chặt chẽ và nghĩ rằng, ồ chúng ta cũng có thể thoát ra đống rắc rối này.

Hy Lạp không hẳn là quốc gia của những kẻ điên khùng không hiểu thị trường tiền tệ hoạt động như thế nào. Thực tế, những khó khăn trong việc thu thuế xuất phát từ thực trạng số lượng doanh nghiệp nhỏ và tiểu thương nhiều gấp 2,5 lần so với bình quân các nước khác. Mà các doanh nghiệp nhỏ luôn là chuyên gia trốn thuế, theo lời kể một cựu nhân viên thuế Hy Lạp gần đây với phóng viên Mike Bird, Business Insider.

Những kẻ bảo thủ hay sợ phải nộp thuế và khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ theo đuổi chiến lược trốn thuế, ghi chú: Giấc mơ của bạn thành hiện thực tại Hy Lạp.

Nếu Hy Lạp giống Đức, có những tập đoàn khổng lồ với liên đoàn lao động lớn nộp thuế theo bảng lương, thì Hy Lạp sẽ thu được nhiều thuế hơn rất nhiều.

Hy Lạp giờ đây là kẻ ngoài lề trên thị trường nợ quốc tế. Họ có thể phải in đồng drachma mất giá của mình. Họ không được tiếp cận tín dụng. Chắc chắn dầu ôliu, feta (một loại phô mai) và rượu raki sẽ rất rẻ trên thị trường xuất khẩu. Du lịch tại Hy Lạp sẽ rất tuyệt vời. Nhưng hầu như mọi thứ khác sẽ rất tệ, thất nghiệp sẽ gia tăng khi kinh tế Hy Lạp đổ vỡ.

Thật tệ là Hy Lạp sẽ đơn độc, tự đi trên con đường của mình và phải quyết định số phận của mình.

Nhưng dù sao, họ cũng đáng ngưỡng mộ.

Vũ Khắc Thành

Cùng chuyên mục
XEM