HSBC: Các thị trường mới nổi khởi đầu năm 2015 trong yên ắng

11/02/2015 16:20 PM |

Các dữ liệu từ khảo sát mới nhất của HSBC và Markit cho thấy các thị trường mới nổi toàn cầu khởi đầu năm 2015 với một nền tảng yếu.

Nội dung nổi bật:

- Chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi của HSBC tháng 1/2015 đạt 51,2 điểm (tháng 12/2014 là 51,7 điểm).

- Kinh tế Nga sụt giảm rõ rệt.

- Một lần nữa, Trung Quốc mất đà tăng trưởng.


Các dữ liệu từ khảo sát mới nhất của HSBC và Markit cho thấy các thị trường mới nổi toàn cầu khởi đầu năm 2015 với một nền tảng yếu.

Chỉ số phát triển kinh tế tại các thị truờng mới nổi của HSBC (EMI), là chỉ báo hàng tháng đuợc trích xuất từ các khảo sát về Chỉ số Nhà quản trị mua hàng toàn phần (PMI), đã giảm từ mức cao ba tháng của tháng 12 là 51,7 điểm xuống còn 51,2 và cũng là mức thấp nhất trong loạt khảo sát kể từ tháng 5 vừa rồi. Chỉ số EMI trung bình của năm 2014 là 51,4 điểm, mức trung bình năm thấp nhất kể từ khi loạt khảo sát bắt đầu vào cuối năm 2005.

Tốc độ phát triển yếu nhất của hoạt động ngành dịch vụ trong 8 tháng qua đã dẫn đến tình hình sụt giảm chung. Ngược lại, tăng trưởng sản lượng của ngành sản xuất đã phục hồi nhanh nhất kể từ tháng 8/2014.

Trong bốn thị trường mới nổi lớn nhất, trong tháng 1/2015, Nga và Brazin ở trong tình trạng khó khăn nhất. Sản lượng của khối tư nhân tại Nga giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2009 trong khi sản lượng tại Brazil giảm lần thứ chín trong vòng 10 tháng.

Tại Trung Quốc, tăng trưởng chậm lại lần thứ tư trong vòng 5 tháng. Giữa xu hướng giảm sút chung, Ấn Độ lạc quan ghi nhận tốc độ phát triển thuộc nhóm những tốc độ nhanh nhất trong vòng hai năm.

Tăng trưởng công việc mới ở mức vừa phải trong tháng 1/2015 và vẫn còn yếu so với trước đây, trong khi lượng công việc tồn đọng nhìn chung không thay đổi và nhân công tăng chỉ với mức nhẹ.

Các áp lực lạm phát đã yếu hơn vào tháng 1/2015 khi giá cả đầu vào của các doanh nghiệp tại Trung Quốc giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3.2009. Lạm phát tại Nga vẫn đang lan rộng. Tuy nhiên, giá cá đầu vào của các nhà sản xuất tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ 10.1998.

Lạm phát tại Nga tiếp tục tăng cao.

Các kỳ vọng của doanh nghiệp

Viễn cảnh các thị trường mới nổi toàn cầu vẫn còn tương đối yếu trong tháng 1. Chỉ số sản lượng tương lai tại các thị trường mới nổi của HSBC khảo sát kỳ vọng của các doanh nghiệp đối với các hoạt động sản xuất trong mười hai tháng tới, đã tăng hơn từ mức thấp kỷ lục của tháng 11 nhưng vẫn còn là mức thấp thứ ba tính đến thời điểm hiện tại.

Các kỳ vọng tại Nga đã phục hồi nhẹ từ mức thấp kỷ lục của tháng 12, trong khi Brazil có các kỳ vọng yếu đáng chú ý về sản lượng. Tại Trung Quốc và Ấn Độ, cảm nhận đã tăng lần lượt đến mức cao của bốn và ba tháng.

Ý kiến chuyên gia

"Chỉ số EMI báo hiệu một mức tăng trưởng đáng thất vọng tại thời điểm bắt đầu một năm mới, cùng với mức tăng trưởng GDP hằng năm tại các thị trường mới nổi chỉ ở mức 5% - còn cách quá xa tốc độ đạt hai con số thường thấy trước khủng hoảng tài chính.

Tuy nhiên, các khảo sát cũng cho thấy tăng trưởng mạnh mẽ khác nhau. Mê-hi-cô là nước thể hiện vuợt trội nhất, với ngành sản xuất cải thiện mạnh nhất trong tất cả các quốc gia tính trong các khảo sát PMI vào tháng Một. Các quốc gia Tây Âu như Ba Lan và Cộng hoà Séc cũng đạt tăng trưởng rực rỡ đáng chú ý.

Tại châu Á, các khảo sát cho thấy sự đa dạng. Khảo sát PMI tại Trung Quốc đã ghi nhận sức phát triển yếu nhất trong tám tháng, báo hiệu tăng trưởng GDP sẽ yếu từ mức 7,3% đã thấy ở quý IV. Tuy nhiên, tăng trưởng tăng nhẹ tại Đài Loan và Hàn Quốc. Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục đạt các mức tăng trưởng trung bình, Ấn Độ có mức tăng trưởng tốt nhất kể từ đầu năm 2013

Các lo ngại chính là Brazin và Nga khi sụt giảm tiếp tục xảy ra tại hai nước này. Có vẻ như Brazin sẽ lại rơi vào suy thoái còn Nga bị sụt giảm sâu nhất kể từ 2009 do nhận phải các lệnh trừng phạt và giá dầu giảm mạnh".

Chris Williamson

Chuyên gia kinh tế trưởng của Markit

"Châu Á có một khởi đầu không thuận lợi trong năm 2015. Cho đến nay, giá dầu thấp hơn vẫn chưa tạo được lực kéo. Trung Quốc tiếp tục là nguyên nhân chính gây trì trệ cho các hoạt động trong khu vực".

Frederic Neumann

Đồng Giám đốc Khối Nghiên cứu Kinh tế khu vực châu Á

Hoạt động sản xuất

 

Các nhà sản xuất tại Trung Quốc gặp phải sụt giảm mạnh đối với các điều kiện kinh doanh vào đầu năm 2015. Mặc dù sản lượng tăng nhẹ và các đơn hàng mới nhìn chung ổn định, lượng nhân công bị cắt giảm tháng  thứ mười lăm liên tiếp. Giá cá nguyên liệu thấp hơn đã khiến giá cả đầu vào trung bình bị giảm sâu nhất kể từ tháng 3.2009, góp phần làm cho giá bán giảm rõ rệt.

Các dữ liệu cho thấy ngành sản xuất tại Nga bị sụt giảm sâu hơn cùng với các áp lực lạm phát tiếp tục leo thang khi năm 2015 bắt đầu. Các đơn hàng mới giảm nhanh hơn đã khiến sản xuất giảm trở lại trong khi lạm phát giá cả đầu vào tăng đến mức cao thứ hai kỷ lục và cũng là tháng tăng thứ sáu liên tiếp. Một lần nữa, sự sụt giảm trên diện rộng đã khiến đồng Rúp yếu đi và làm ảnh hưởng đến chi phí nhập khẩu. Hệ quả là lạm phát giá cả bị đẩy lên một mức cao mới.

Tháng1/2015, sản lượng của lĩnh vực sản xuất tại Brazil và các đơn hàng mới đã tăng cùng một lúc lần đầu tiên trong vòng mười tháng qua. Đồng đô la Mỹ càng có giá hơn đồng Real đã làm cho giá cả đầu vào tăng kể từ tháng 3.2014.

Trong khi đó, các dữ liệu chỉ báo một khởi đầu tích cực của năm 2015 cho các công ty sản xuất tại Mê-hi-cô, tăng trưởng sản lượng rõ rệt, các đơn hàng mới và việc làm. Lạm phát giá cả đầu vào đã tăng trong tháng 1/2015 do tỷ giá yếu.

Các dữ liệu báo hiệu tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế sản xuất tại Ấn Độ khi năm 2015 bắt đầu. Sản lượng và đơn hàng mới tăng đồng thời mười lăm tháng liên tiếp. Giá mua của các mặt hàng kim loại, hoá chất, nhựa, và nhiên liệu giảm hơn đã khiến cho giá cả đầu vào chung tăng yếu nhất trong gần sáu năm.

Sản lượng sản xuất tại Đài Loan, các đơn hàng mới và nhân công đều tăng vào đầu năm 2015. Nhu cầu tăng trở lại đã góp nhần làm cho thành phẩm tồn kho giảm nhanh nhất kể từ tháng 6. 2009. Các nhà sản xuất hàng hoá cũng ghi nhận việc giá cả đầu vào trung bình giảm mạnh nhất trong vòng sáu năm.

Sản xuất tăng tại Hàn Quốc lần đầu tiên trong vòng mười tháng cùng với các đơn hàng mới tăng ở mức trung bình. Tháng 1/2015 cũng ghi nhận áp lực giảm giá cả đầu vào và giá cả đầu ra.

Ngành sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ suy giảm vào đầu năm 2015. Sản lượng, đơn hàng mới, xuất khẩu và lượng hàng mua vào đều giảm dù nhân công tiếp tục tăng mạnh. Kết quả của các khảo sát mới nhất chỉ báo áp lực lạm phát giảm.

Sản lượng sản xuất tại Indonesia và đơn hàng mới giảm ở các mức chậm hơn trong tháng 1/2015 nhưng các đơn hàng xuất khẩu mới đã giảm ở mức nhanh nhất trong suốt quá trình khảo sát.

Trong khi đó tại Việt Nam, các đơn hàng mới tăng thêm đã hỗ trợ cho ngành sản xuất tiếp tục tăng trưởng. Giá cả đầu vào giảm với tốc độ nhanh nhất trong lịch sự khảo sát.

Các nhà sản xuất tại Cộng hoà Séc có lực đẩy sản xuất do nhu cầu mạnh hơn và giá cả đầu vào giảm vào đầu năm 2015. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng, các đơn hàng mới, xuất khẩu và việc làm đều tăng trở lại từ các mức thấp hiện tại vào tháng 12. Giá cả đầu vào giảm lần đầu tiên kể từ tháng 8.2013, chủ yếu do giá dầu giảm.

Tương tự tại Ba Lan, sản lượng sản xuất, các đơn hàng  mới và xuất khẩu đều tăng ở các mức nhanh hơn tháng 12, trong khi giá cả đầu vào giảm rất nhẹ và các doanh nghiệp tự cắt giảm giá cả tháng thứ hai mươi sáu liên tiếp.

Trung Đông và châu Phi

Kinh tế của các ngành tư nhân không sản xuất dầu tại Ả Rập Saudi tiếp tục tăng trưởng với tốc độ mạnh trong tháng 1/2015. Lượng đơn hàng mới tăng ở mức mạnh nhất trong bốn tháng trong bối cảnh nhu cầu mạnh và điều kiện thị trường tốt.

Các ngành tư nhân không sản xuất dầu tại Các Tiểu Vuơng quốc Ả Rập Thống nhất tiếp tục cải thiện điều kiện kinh doanh vào đầu năm 2015. Sản xuất vẫn còn trong vùng phát triển mạnh nhờ các đơn hàng mới tăng trưởng mạnh mẽ.

Các ngành tư nhân không sản xuất dầu tại Ai Cập rơi vào vùng suy giảm khi năm 2015 bắt đầu. Sản luợng và các đơn hàng mới giảm lần đầu tiên kể từ tháng 7.2014. Hậu quả là các doanh nghiệp giảm hoạt động mua vào và cắt giảm số luợng nhân công. Giá cả đầu vào tiếp tục tăng trong khi giá bán giảm thêm.

Sản luợng và đơn hàng mới của khối tư nhân không sản xuất dầu tại tại Nam Phi tiếp tục bị giảm thêm vào đầu năm 2015 khi các báo cáo cho thấy điều kiện kinh doanh chậm lại và nhu cầu yếu. Các đơn hàng xuất khẩu mới cũng giảm trong tháng Một.

Các kỳ vọng của doanh nghiệp

Trong tháng 1, các kỳ vọng của các nhà cung cấp dịch vụ tại Nga vẫn chưa tích cực và đã là tháng thứ ba có kỳ vọng tiêu cực do nền kinh tế yếu, các mức lãi suất cao, các vấn đề về tín dụng và hoang mang về giá dầu. Mức độ tích cực đã ít hơn mức thấp nhất từ trước tới nay vào tháng Muời Hai.

Các nhà sản xuất tại Đông Nam Á, Mê-hi-cô và Ba Lan là những người tích cực nhất về kỳ vọng sản luợng trong tháng 1/2015.

Trái lại, các ngành sản xuất mới nổi lớn nhất: Trung Quốc, Brazil, và Ấn Độ lại kém tự tin nhất.

Các nhà sản xuất tại Nga có chút tích cực hơn so với hồi tháng 12/2014 – tháng có các kỳ vọng chạm mức thấp kỷ lục, thể hiện các cơ hội xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu.

Kiến Anh

Kỳ Anh

Cùng chuyên mục
XEM