Gánh nặng thuế ở đâu lớn nhất?
OECD lưu ý rằng những thay đổi về gánh nặng thuế trong những năm gần đây không có nhiều liên quan đến mức thuế thực tế do chính phủ quy định mà liên quan nhiều hơn đến phân phối thu nhập. Các nước có tiền lương tăng cũng chứng kiến gánh nặng thuế lớn lên.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) mới đây vừa công bố một báo cáo so sánh gánh nặng thuế trên tiền lương ở các nền kinh tế phát triển trên toàn thế giới. Một trong những thước đo chính được OECD sử dụng trong báo cáo này là khoản chênh lệch thuế (tax wedge). Thước đo này được tính toán bằng cách cộng thuế thu nhập cá nhân với thuế đánh vào thu nhập cũng như an sinh xã hội của cả người lao động và chủ sử dụng lao động, sau đó trừ đi bất cứ lượng tiền mặt nào mà người nộp thuế nhận được.
OECD tính toán mức chênh lệch thuế trung bình ở mỗi quốc gia trong số 34 nước thuộc tổ chức này, qua đó đem lại cái nhìn sâu hơn về tốc độ thay đổi của khoản chênh lệch thuế kể từ thời kỳ trước Đại suy thoái cho tới hiện tại. Quốc gia có gánh nặng thuế lớn nhất là Bỉ (tỷ lệ lên tới 55,6% thu nhập) và nước có gánh nặng nhỏ nhất là Chile (tỷ lệ chỉ ở mức 7%) không có nhiều thay đổi kể từ năm 2007 đến 2014.
Tuy nhiên, các quốc gia khác đã chứng kiến những biến động lớn. Mức chênh lệch thuế ở Hungary giảm 5,5 điểm phần trăm, từ 54,5% trong năm 2007 xuống còn 49% trong năm 2014. Trong khi đó gánh nặng thuế của Ireland tăng từ 22,2% lên 28,2%.
OECD lưu ý rằng những thay đổi về gánh nặng thuế trong những năm gần đây không có nhiều liên quan đến mức thuế thực tế do chính phủ quy định mà liên quan nhiều hơn đến phân phối thu nhập. Các nước có tiền lương tăng cũng chứng kiến gánh nặng thuế lớn lên.
Biểu đồ dưới đây thể hiện gánh nặng thuế đối với một công nhân độc thân làm công việc toàn thời gian đã tăng lên hay giảm đi như thế ở mỗi nước OECD kể từ năm 2007 đến 2014. Biểu đồ này cũng thế hiện sự khác nhau giữa các nước.
>> Tăng thuế, phí bù đắp thất thu do hội nhập?
Theo Minh Anh