Đảo Síp: "Thiên đường đầu tư" của người Nga và Trung Quốc

22/03/2013 08:32 AM |

Những bất ổn gần đây tại đảo Síp khiến người ta chú ý tới đất nước bé nhỏ với hơn 1 triệu dân nhưng lại thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Nga và Trung Quốc. Vì sao quốc đảo này lại hấp dẫn nhà đầu tư như vậy ?
 
Nhằm phục hồi thị trường bất động sản và vực dậy nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng, từ ngày 7/5/2009, thuế chuyển nhượng bất động sản từ 3 – 8% đã bị xoá bỏ, trong khi người nước ngoài mua nhà với giá tối thiểu từ 300.000 euro trở lên (387.000 USD) sẽ được phép xin cấp quyền cư trú dài hạn.

Nếu người mua đến Síp hai năm một lần sau khi mua nhà, họ sẽ được cấp quyền công dân ở hòn đảo vốn là một thành viên của Liên minh châu Âu này, và như vậy họ nghiễm nhiên trở thành một công dân châu Âu. Quy định này kể từ khi áp dụng đã thu hút rất nhiều người Nga và sau đó là người Trung Quốc đến đảo Síp.

Có quyền công dân tại đảo Síp có nghĩa là bạn được tự do đi lại ở châu Âu, con cái được học hành ở các trường châu Âu. Một lý do quan trọng nữa nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc muốn sinh đứa con thứ hai tại đây, điều mà họ không được phép nếu ở trong nước.
 

Tỷ phú Nga Roman Abramovic là một trong những
tỷ phú có nhiều tài sản tại đảo Síp
 
gười mua nhà cũng phải chứng minh họ có lý lịch không phạm pháp và đồng ý gửi một khoản tiền tối thiểu là 30.000 euro (40.000 USD) trong 3 năm tại một ngân hàng địa phương. Những người thân trong gia đình của người mua nhà cũng được phép xin cấp quyền cư trú với điều kiện đặt cọc tiền gửi 30.000 euro mỗi người.

Hiện 30 - 40% tiền gửi tại các ngân hàng Síp và rất nhiều bất động sản ở đây thuộc về người Nga. Tại sân bay Larnaca của Síp, điều đầu tiên du khách nhìn thấy là một tấm bảng quảng cáo bất động sản, bằng tiếng Trung Quốc. Năm 2012 được coi là năm “chủ đề Trung Quốc” tại đảo Síp.

Với số dân ít ỏi, du lịch là nguồn thu chính của nền kinh tế đảo Síp và đóng góp khoảng 15% tổng GDP. Các nhà đầu tư Anh là nhóm nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên tham gia thị trường bất động sản ở đảo Síp hồi đầu những năm 2000.

Yếu tố chính khiến người Trung Quốc muốn nhập cư vào Cyprus bằng cách mua bất động sản là bởi vì người mua không bắt buộc phải sống ở quốc gia này khi nộp đơn xin cấp phép cư trú lâu dài và nhập quốc tịch năm năm sau đó

Leptos cho biết doanh số thị trường bất động sản đã tăng 15% trong năm 2012, lần tăng đầu tiên kể từ vài năm gần đây. Tính đến cuối năm 2012, các nhà đầu tư Trung Quốc sở hữu chính thức hơn 600 căn nhà tại hòn đảo nhỏ yên bình vùng Địa Trung Hải này.

“Nhập cư thông qua mua bán nhà đã rất phổ biến trong năm qua và số người Trung Quốc đến đảo Síp đã tăng lên nhanh chóng”, Zhou Ying, giám đốc công ty tư vấn cho người Trung Quốc tại đảo Síp cho biết.

Nhiều công ty bất động sản đảo Síp đã đến Trung Quốc để tìm kiếm người mua, thậm chí đã mở cả chi nhánh tại Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Triết Giang, Trung Quốc và quảng cáo trên website thương mại điện tử Taobao.

Hiện có khoảng 800 người Trung Quốc sinh sống hợp pháp tại đảo Síp, phần lớn họ làm nghề tư vấn cho đồng hương nhập cư vào đảo Síp thông qua hình thức mua nhà.


Bến đậu du thuyền của giới nhà giàu tại đảo Síp

Đảo Síp không phải là thành viên châu Âu duy nhất dùng biện pháp này để phục hồi thị trường bất động sản. Năm ngoái, Ireland và Bồ Đào Nha cũng đã cấp quyền cư trú cho người nước ngoài mua nhà với một giá trị nhất định. Để giải phóng số hàng tồn kho lớn của thị trường bất động sản, Tây Ban Nha cũng đang áp dụng cách tương tự để thu hút dòng tiền của những người giàu muốn có quốc tịch châu Âu.

Đối với Uỷ ban châu Âu, việc có nên cấp quyền cư trú cho công dân ngoài EU hay không vẫn là một câu hỏi chưa ngã ngũ giữa các quốc gia. Điều kiện cấp quyền cư trú cho các nhà đầu tư rất khác nhau ở các nước châu Âu.

Mặc dù người cư trú tại đảo Síp được hưởng quyền công dân châu Âu với dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí, thuế thấp và đầu tư bất động sản hấp dẫn hay tiền gửi lãi suất cao, nhưng chi phí sinh hoạt cao, rào cản ngôn ngữ và văn hoá cũng là một yếu tố mà các người nhập cư cần thận trọng. Những người xin cấp quyền công dân qua việc mua nhà cũng không được phép làm việc hay mở công ty tại đây trong thời hạn 5 năm.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần thận trọng với những rủi ro về triển vọng kinh tế ảm đạm của đất nước này. Giá nhà ở đã giảm 17% kể từ quý 1 năm 2010. Đảo Síp là thành viên thứ 5 của khu vực đồng euro phải yêu cầu gói hỗ trợ từ EU khi hệ thống ngân hàng của nước này rơi vào khủng hoảng từ tháng 6 năm ngoái.

Tuy nhiên, điều kiện để nhận gói hỗ trợ 10 tỷ euro của EU là đảo Síp phải đánh thuế tiền gửi tiết kiệm. Quyết định này khiến người dân giận dữ, và quốc hội Síp đã bỏ phiếu từ chối đánh thuế tiền gửi, đẩy nước này đến nguy cơ phá sản nếu không nhận được khoản vay nào khác. Hiện các ngân hàng và thị trường chứng khoán ở đây vẫn phải đóng cửa cho đến cuối tuần.

Theo Dương An

duchai

Cùng chuyên mục
XEM