Chuyên gia Mỹ khẳng định giả thuyết MH17 bị không kích
Các nhà phân tích tình báo ở Mỹ khẳng định, máy bay MH17 của Malaysia Airlines đã bị bắn bởi một tên lửa không đối không và chính phủ Ukraine liên quan đến việc này.
Đó là kết luận trong một bài báo được tờ News Straits Times của Malaysia đăng tải ngày 7/8/2014. Tờ báo này cho biết, kết quả phân tích trùng hợp với kết luận mà các nhà điều tra trong nước đưa ra trước đó: Chiếc máy bay Boeing 777 mang chuyến hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị tê liệt bởi một tên lửa không đối không và trúng phải một quả pháo từ một chiếc máy bay chiến đấu đã khiến nó lao mạnh xuống mặt đất.
Trong một bài báo có tính chỉ trích được đăng tải ngày 3/8 với tựa đề “Chuyến bay 17 bị bắn hạ: Kịch bản di chuyển”, phóng viên Robert Parry của hãng tin AP cho biết: “Một số nguồn tin tình báo Mỹ đã kết luận rằng quân ly khai Ukraine và Nga có thể không có lỗi và dẫn đến việc lực lượng chính phủ Ukraine phải chịu trách nhiệm”.
Giả thuyết này cũng từng được đăng trên trang GlobalResearch, một tổ chức nghiên cứu và phương tiện truyền thông độc lập.
Những lỗ thủng trên mảnh vỡ thân máy bay MH17 được cho là do bị loại đạn pháo nòng 30mm bắn vào. Ảnh: News Straits Times. |
Đại sứ quán Ukraine ở Malaysia ban hành một công bố hôm thứ Ba (5/8), Kiev phủ nhận việc các máy bay chiến đấu của họ đang làm nhiệm vụ khi MH17 bị bắn rơi. Công bố được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga khẳng định kiểm soát không lưu của họ đã phát hiện hoạt động của không quân Ukraine trong khu vực này vào đúng thời gian xảy ra thảm họa.
Họ cũng phủ nhận tất cả các cáo buộc của chính phủ Nga và cho biết việc tiến hành một cuộc điều tra quốc tế ngay lập tức, toàn diện, minh bạch và không thiên vị là quyền lợi cốt lõi của Ukraine. Nhóm điều tra bao gồm chuyên gia của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và Điều phối châu Âu (EuroControl).
"Chúng tôi có bằng chứng cho thấy chiếc máy bay bị bắn rơi bởi lực lượng khủng bố mà Nga hậu thuẫn bằng hệ thống tên lửa Buk-M1 SAM (NATO ký hiệu là SA-11), cùng với phi hành đoàn, đã được Nga hỗ trợ. Tình báo của chúng tôi đã xác nhận việc này thông qua ghi âm các cuộc điện thoại của những kẻ khủng bố và các hình ảnh vệ tinh.
Đồng thời, các lực lượng vũ trang Ukraine chưa bao giờ sử dụng các tên lửa phòng không trong các hoạt động khủng bố kể từ khi (chiến dịch chống khủng bố ATO) bắt đầu hồi tháng Tư”, tuyên bố cho biết.
Hôm 6/8, tờ New Straits Times dẫn lời các chuyên gia nói rằng hình ảnh các mảnh vỡ trên thân máy bay cho thấy 2 loại hình (tấn công) khác nhau: một mảnh vỡ bị băm nhỏ bởi một đầu đạn hạt nhân chứa đầy các mảnh đạn; một mảnh khác (bị vỡ) đồng đều hơn, giống với dấu vết của các viên đạn pháo.
Kết luận của phóng viên AP, ông Parry, cũng bắt nguồn từ thực tế mặc dù chính quyền Obama đã khẳng định, nhưng đến nay vẫn chưa có bất cứ bằng chứng hữu hình nào chứng thực cho kết luận rằng Nga đã hỗ trợ quân ly khai với hệ thống tên lửa phòng không BUK-M1.
Parry cũng trích dẫn một đoạn phỏng vấn Michael Bociurkiw, một trong những quan chức đầu tiên của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tới hiện trường để điều tra, trên kênh truyền hình Canada ngày 29/7.
Trong cuộc phỏng vấn trên kênh CBC, các phóng viên trong đoạn phim đã nói: "Đống đổ nát vẫn còn âm ỉ cháy khi một nhóm chuyên viên OSCE có mặt. Trong nhiều ngày liền, không có quan chức nào đến đây”.
"Đã có hai hoặc ba mảnh vỡ thân máy bay bị thủng lỗ chỗ, trông giống như bị bắn bởi một chiếc súng máy, một chiếc súng máy với hỏa lực mạnh mẽ”, Bociurkiw nói trong cuộc phỏng vấn.
Parry đã nói rằng sự chứng kiến của Bociurkiw "gần như là bằng chứng và nhân chứng đầu tiên mà chúng tôi có được. Không giống như những giải thích về chiếc hộp đen được phân tích rất lâu sau đó của chính phủ Nga, Anh hay Ukraine.
Mỗi nước đều có vai trò đặc biệt trong cuộc chiến nay, vì thế, bằng chứng từ Bociurkiw là thô sơ nhất, độc lập và xuất phát từ một trong hai nhân chứng sớm nhất tiếp xúc với các bằng chứng thực tế”.
"Đó là những chứng cứ có sức mạnh lớn lao. Bociurkiw đã đến đó nhanh chóng bởi vì ông đã thương lượng với người dân địa phương trước khi những thành viên còn lại của OSCE đến khu vực”, Parry nói.
Một phi công nghỉ hưu của Lufthansa có tên là Peter Haisenko cũng đã cân nhắc về giả thuyết bắn hạ mới mà phóng viên Parry đã đưa ra, và nhấn mạnh vào các lỗ thủng trong buồng lái.
"Bạn có thể thấy các lỗ thủng. Các lỗ thủng này bị uốn cong vào bên trong. Đây là những lỗ nhỏ, tròn và sạch sẽ, cho thấy điểm chạm đầu tiên có thể là của một viên đạn từ súng có cỡ nòng 30mm”.
"Các cạnh khác, các lỗ thoát lớn hơn và hơi bị sờn, cho thấy chỉ có thể được tạo ra từ các viên đạn tầm như vậy. Hơn nữa, rõ ràng là những lỗ thoát của vỏ nhôm ngoài tạo áp lực lên cấu trúc khiến nó bị cắt nhỏ hoặc uốn cong mặt ngoài".
Ông suy luận rằng để có thể có những lỗ hổng từ cả bên trong lẫn bên ngoài như vậy, thì phải có một máy bay chiến đấu thứ hai bắn vào buồng lái từ phía mạn phải của máy bay. Điều này rất quan trọng, vì không có tên lửa mặt đất (hoặc mảnh đạn) nào bắn vào máy bay có thể có thể làm thủng buồng lái của cả hai bên thân máy bay.
"Chúng (những vết thủng) được tạo ra từ một loạt đạn ở cả hai phía, khiến máy bay bị rơi. Đây là phát hiện chính của Haisenko. Bạn không thể tạo ra vết đạn ở cả hai hướng – bắn vào cả bên trái và bên phải của khoang điều khiển trên thân máy bay được, trừ khi họ tấn công khoang điều khiển từ nhiều hướng khác nhau.
Không ai trước Haisenko nhận nhận ra rằng các viên đạn bị bắn vào khoang lái cả từ hai phía. Điều đó bác bỏ bất kỳ luận điểm nào cho rằng tên lửa đất đối không đã bắn hạ (máy bay)", Parry đã nói.
>> MH17: Dữ liệu từ hộp đen cho thấy không có tình huống bất thường
Theo Minh Anh