Chuyên gia Bùi Kiến Thành: 'Tăng trưởng tín dụng không đơn thuần chỉ là con số'
18/08/2014 11:19 AM
|
Chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng, tăng trưởng tín dụng không đơn thuần chỉ là con số mà quan trọng là phản ánh chất lượng tín dụng như thế nào.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2014 từ 12-14%, trong những tháng cuối năm, ngành ngân hàng sẽ phải “chạy đua nước rút” tăng tốc tín dụng cho vay cho đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên, chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng, tăng trưởng tín dụng không đơn thuần chỉ là con số mà quan trọng là phản ánh chất lượng tín dụng như thế nào.
Chỉ tiêu chưa phải là duy nhất
Theo kế hoạch, mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2014 sẽ từ 12-14%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu trên sẽ khó đạt được. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tăng trưởng tín dụng trong 5 tháng đầu năm 2014 đạt 1,31%, đến 6 tháng đầu năm đã tăng lên 3,52%. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, tín dụng tăng khá nhanh, tăng thêm 2,21%, cao gần gấp đôi mức tăng tín dụng cả 5 tháng đầu năm cộng lại. Tiếp sang 7 tháng đã tăng lên 3,68%.
NHNN chỉ công bố con số mà không lý giải vì sao chỉ trong vòng 2 tháng tín dụng lại tăng cao lên thế, chẳng ai biết tín dụng đã vào lĩnh vực nào, lĩnh vực đó có được ưu tiên hay không, hay lại vào đầu cơ tích trữ như bất động sản, chứng khoán…, chính vì vậy, tôi nghĩ con số tăng trưởng tín dụng không không phải là vấn đề cuối cùng.
Tín dụng không phải là cho Nhà nước vay mà là cho doanh nghiệp vay, nhưng ở đây, doanh nghiệp nào được vay vẫn là dấu hỏi?
Chính sách tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững là phải biết nguồn tiền đi đâu, làm gì, nghĩa là phải đưa ra kết quả gì cho nền kinh tế chứ không phải chỉ đưa ra một con số làm đích tăng trưởng.
Và tăng trưởng tín dụng chỉ là một phương tiện để phát triển kinh tế chứ không phải là mục tiêu, mục đích mà chúng ta chỉ nêu ra 1 chỉ tiêu như thế rồi lấy đó làm mục đích.
Với con số tăng trưởng tín dụng đạt được trong 7 tháng qua thì việc “dồn toa” trong những tháng cuối năm để đạt chỉ tiêu là không tránh khỏi. Nhưng nếu tín dụng đưa ra ồ ạt cũng sẽ rất nguy hiểm, thưa ông?
Tín dụng trong 7 tháng đầu năm giải quyết thấp, 5 tháng còn lại phải giải quyết cho đạt chỉ tiêu thì khả năng quản lý rủi ro tín dụng sẽ cũng rất khó.
Việc đột ngột đẩy tín dụng ra trong những tháng cuối năm mà không xem xét đến mục đích, chất lượng tín dụng như thế nào? Sẽ có bao nhiêu phần trăm tín dụng cho vay có nguy cơ biến thành nợ xấu, bao nhiêu tín dụng đi vào đầu cơ bất động sản, chứng khoán, vàng...?
Vì vậy, dù ngân hàng có muốn đẩy nhanh cho vay thì cũng phải dựa trên những dự án khả thi, có khả năng trả cả vốn và lãi, mà như vậy, đây là cả một thời gian dài chứ không thể chỉ giải quyết trong mấy tháng cuối năm cho đạt chỉ tiêu được.
Nhiều ý kiến cho rằng, tăng trưởng về số lượng phải song hành với chất lượng. Chúng ta không thể quyết tâm tăng 12% tín dụng để đầu tư vào những chỗ kém hiệu quả. Có thể chấp nhận tăng trưởng tín dụng thấp hơn chỉ khoảng 9 - 10% nhưng tín dụng vào đúng chỗ, hiệu quả. Ông nghĩ sao về điều này?
Hiện nay chúng ta chỉ thấy nói chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, chỉ nói con số tăng tín dụng không thôi thì không phải là vấn đề duy nhất mà vấn đề chúng ta phải lo nhất chính là tăng trưởng tín dụng trong điều kiện nào.
Muốn tăng trưởng tín dụng tốt thì sức khỏe của doanh nghiệp phải tốt, và phải hấp thụ được vốn.
Muốn biết sức khỏe của doanh nghiệp như thế nào thì phải khám để bắt bệnh. Hay nói cách khác, doanh nghiệp đang gặp khó thì ngân hàng phải có biện pháp tháo gỡ cho họ để vực doanh nghiệp đứng lên, có như vậy mới phát triển kinh tế được.
Hiện nay, NHNN là người cung cấp phương tiện và điều tiết lưu lượng tiền tệ để nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững thì NHNN phải biết làm gì để giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
Nói đơn giản hơn, cũng giống như nhà nông, nếu mùa này là vụ đông thì việc điều chỉnh nguồn nước tưới tiêu, khi cày, cấy, hay hạn hán, ngập lụt sao cho phù hợp là rất quan trọng.
Đối với doanh nghiệp, phải xem mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra cho vay có phù hợp không, nếu cho doanh nghiệp vay với mức lãi suất cao thì nhiều doanh nghiệp sẽ không vay được vốn khiến hoạt động sản xuất ngưng trệ dẫn đến nguy cơ phá sản. Vì vậy, ngân hàng phải giảm lãi suất xuống để doanh nghiệp hấp thụ được vốn.
Nhu cầu tài chính của doanh nghiệp vẫn rất lớn, nhưng các ngân hàng phải kiểm soát chặt chất lượng tín dụng, phải xem xét tính khả thi của từng dự án. Đừng đi vào vết xe cũ, phải làm sao để mỗi đồng tiền tín dụng đi ra là đóng góp cho phục hồi, phát triển các doanh nghiệp.
Kinh tế khó phát triển nếu thiếu vốn
Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng của nền kinh tế. Xin ông cho biết, thị trường vốn Việt Nam hiện nay như thế nào? Nếu thiếu vốn, kinh tế sẽ ra sao?
Hiện nay,chỉ có ngân hàng và chứng khoán là 2 công cụ duy nhất của thị trường vốn Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường vốn trung hạn vẫn còn eo hẹp.
Nhưng hiện nay, thị trường chứng khoán cuả chúng ta vẫn chưa thực sự ổn định, chưa phản ánh đúng về sức khỏe của doanh nghiệp. Có thể thấy rõ sự biến động thất thường của thị trường chứng khoán cũng như thị trường vốn tín dụng ngân hàng, những rủi ro tiềm ẩn từ nội tại các chủ thể tham gia thị trường, tình trạng sở hữu chéo giữa doanh nghiệp với ngân hàng, giữa ngân hàng với công ty bảo hiểm, chứng khoán, giữa các ngân hàng với nhau…
Ngoài ra, hệ thống bảo hiểm cũng không bảo đảm, đơn giản như quỹ bảo hiểm hưu trí đang được báo động có nguy cơ vỡ quỹ, trong khi quỹ này chính là nguồn tiền dài hạn cho nền kinh tế phát triển.
Vì vậy, phải làm sao kiện toàn được thị trường vốn, nếu nguồn tín dụng trung hạn có thể thúc đẩy và xây dựng nên quỹ dài hạn, hưu trí làm sao, bảo hiểm, tín dụng như thế nào, bảo hiểm phi nhân thọ ra sao… tất cả đều hỗ trợ rất tốt.
Do vậy, nếu không có vốn thì kinh tế sẽ không phát triển được.
Vậy vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại có tầm quan trọng như thế nào trong việc phát triển thị trường vốn, thưa ông?
Các ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng, nhưng vai trò của các ngân hàng thương mại hiện nay mới chỉ dừng ở chức năng là những tổ chức cho vay thế chấp. Thực chất, vai trò của ngân hàng thương mại là phải nghiên cứu tất cả các dự án của doanh nghiệp có khả năng hoàn trả vốn hay không, đồng thời phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp đó phát triển bằng cách giúp đỡ trong các vấn đề tài chính để doanh nghiệp đó phát triển. Ngân hàng phải là cầu nối dịch vụ tài chính để giúp cho kinh tế phát triển.
Hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trò chi phối trên thị trường vốn. Nguồn vốn mà ngân hàng tạo lập và huy động được không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Xin cảm ơn ông!
>> NHNN: Tính đến cuối tháng 7, tín dụng tăng 3,68%
Chỉ tiêu chưa phải là duy nhất
Theo kế hoạch, mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2014 sẽ từ 12-14%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu trên sẽ khó đạt được. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tăng trưởng tín dụng trong 5 tháng đầu năm 2014 đạt 1,31%, đến 6 tháng đầu năm đã tăng lên 3,52%. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, tín dụng tăng khá nhanh, tăng thêm 2,21%, cao gần gấp đôi mức tăng tín dụng cả 5 tháng đầu năm cộng lại. Tiếp sang 7 tháng đã tăng lên 3,68%.
NHNN chỉ công bố con số mà không lý giải vì sao chỉ trong vòng 2 tháng tín dụng lại tăng cao lên thế, chẳng ai biết tín dụng đã vào lĩnh vực nào, lĩnh vực đó có được ưu tiên hay không, hay lại vào đầu cơ tích trữ như bất động sản, chứng khoán…, chính vì vậy, tôi nghĩ con số tăng trưởng tín dụng không không phải là vấn đề cuối cùng.
Tín dụng không phải là cho Nhà nước vay mà là cho doanh nghiệp vay, nhưng ở đây, doanh nghiệp nào được vay vẫn là dấu hỏi?
Chính sách tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững là phải biết nguồn tiền đi đâu, làm gì, nghĩa là phải đưa ra kết quả gì cho nền kinh tế chứ không phải chỉ đưa ra một con số làm đích tăng trưởng.
Và tăng trưởng tín dụng chỉ là một phương tiện để phát triển kinh tế chứ không phải là mục tiêu, mục đích mà chúng ta chỉ nêu ra 1 chỉ tiêu như thế rồi lấy đó làm mục đích.
Với con số tăng trưởng tín dụng đạt được trong 7 tháng qua thì việc “dồn toa” trong những tháng cuối năm để đạt chỉ tiêu là không tránh khỏi. Nhưng nếu tín dụng đưa ra ồ ạt cũng sẽ rất nguy hiểm, thưa ông?
Tín dụng trong 7 tháng đầu năm giải quyết thấp, 5 tháng còn lại phải giải quyết cho đạt chỉ tiêu thì khả năng quản lý rủi ro tín dụng sẽ cũng rất khó.
Việc đột ngột đẩy tín dụng ra trong những tháng cuối năm mà không xem xét đến mục đích, chất lượng tín dụng như thế nào? Sẽ có bao nhiêu phần trăm tín dụng cho vay có nguy cơ biến thành nợ xấu, bao nhiêu tín dụng đi vào đầu cơ bất động sản, chứng khoán, vàng...?
Vì vậy, dù ngân hàng có muốn đẩy nhanh cho vay thì cũng phải dựa trên những dự án khả thi, có khả năng trả cả vốn và lãi, mà như vậy, đây là cả một thời gian dài chứ không thể chỉ giải quyết trong mấy tháng cuối năm cho đạt chỉ tiêu được.
Nhiều ý kiến cho rằng, tăng trưởng về số lượng phải song hành với chất lượng. Chúng ta không thể quyết tâm tăng 12% tín dụng để đầu tư vào những chỗ kém hiệu quả. Có thể chấp nhận tăng trưởng tín dụng thấp hơn chỉ khoảng 9 - 10% nhưng tín dụng vào đúng chỗ, hiệu quả. Ông nghĩ sao về điều này?
Hiện nay chúng ta chỉ thấy nói chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, chỉ nói con số tăng tín dụng không thôi thì không phải là vấn đề duy nhất mà vấn đề chúng ta phải lo nhất chính là tăng trưởng tín dụng trong điều kiện nào.
Muốn tăng trưởng tín dụng tốt thì sức khỏe của doanh nghiệp phải tốt, và phải hấp thụ được vốn.
Muốn biết sức khỏe của doanh nghiệp như thế nào thì phải khám để bắt bệnh. Hay nói cách khác, doanh nghiệp đang gặp khó thì ngân hàng phải có biện pháp tháo gỡ cho họ để vực doanh nghiệp đứng lên, có như vậy mới phát triển kinh tế được.
Hiện nay, NHNN là người cung cấp phương tiện và điều tiết lưu lượng tiền tệ để nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững thì NHNN phải biết làm gì để giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
Nói đơn giản hơn, cũng giống như nhà nông, nếu mùa này là vụ đông thì việc điều chỉnh nguồn nước tưới tiêu, khi cày, cấy, hay hạn hán, ngập lụt sao cho phù hợp là rất quan trọng.
Đối với doanh nghiệp, phải xem mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra cho vay có phù hợp không, nếu cho doanh nghiệp vay với mức lãi suất cao thì nhiều doanh nghiệp sẽ không vay được vốn khiến hoạt động sản xuất ngưng trệ dẫn đến nguy cơ phá sản. Vì vậy, ngân hàng phải giảm lãi suất xuống để doanh nghiệp hấp thụ được vốn.
Nhu cầu tài chính của doanh nghiệp vẫn rất lớn, nhưng các ngân hàng phải kiểm soát chặt chất lượng tín dụng, phải xem xét tính khả thi của từng dự án. Đừng đi vào vết xe cũ, phải làm sao để mỗi đồng tiền tín dụng đi ra là đóng góp cho phục hồi, phát triển các doanh nghiệp.
Kinh tế khó phát triển nếu thiếu vốn
Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng của nền kinh tế. Xin ông cho biết, thị trường vốn Việt Nam hiện nay như thế nào? Nếu thiếu vốn, kinh tế sẽ ra sao?
Hiện nay,chỉ có ngân hàng và chứng khoán là 2 công cụ duy nhất của thị trường vốn Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường vốn trung hạn vẫn còn eo hẹp.
Nhưng hiện nay, thị trường chứng khoán cuả chúng ta vẫn chưa thực sự ổn định, chưa phản ánh đúng về sức khỏe của doanh nghiệp. Có thể thấy rõ sự biến động thất thường của thị trường chứng khoán cũng như thị trường vốn tín dụng ngân hàng, những rủi ro tiềm ẩn từ nội tại các chủ thể tham gia thị trường, tình trạng sở hữu chéo giữa doanh nghiệp với ngân hàng, giữa ngân hàng với công ty bảo hiểm, chứng khoán, giữa các ngân hàng với nhau…
Ngoài ra, hệ thống bảo hiểm cũng không bảo đảm, đơn giản như quỹ bảo hiểm hưu trí đang được báo động có nguy cơ vỡ quỹ, trong khi quỹ này chính là nguồn tiền dài hạn cho nền kinh tế phát triển.
Vì vậy, phải làm sao kiện toàn được thị trường vốn, nếu nguồn tín dụng trung hạn có thể thúc đẩy và xây dựng nên quỹ dài hạn, hưu trí làm sao, bảo hiểm, tín dụng như thế nào, bảo hiểm phi nhân thọ ra sao… tất cả đều hỗ trợ rất tốt.
Do vậy, nếu không có vốn thì kinh tế sẽ không phát triển được.
Vậy vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại có tầm quan trọng như thế nào trong việc phát triển thị trường vốn, thưa ông?
Các ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng, nhưng vai trò của các ngân hàng thương mại hiện nay mới chỉ dừng ở chức năng là những tổ chức cho vay thế chấp. Thực chất, vai trò của ngân hàng thương mại là phải nghiên cứu tất cả các dự án của doanh nghiệp có khả năng hoàn trả vốn hay không, đồng thời phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp đó phát triển bằng cách giúp đỡ trong các vấn đề tài chính để doanh nghiệp đó phát triển. Ngân hàng phải là cầu nối dịch vụ tài chính để giúp cho kinh tế phát triển.
Hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trò chi phối trên thị trường vốn. Nguồn vốn mà ngân hàng tạo lập và huy động được không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Xin cảm ơn ông!
>> NHNN: Tính đến cuối tháng 7, tín dụng tăng 3,68%
Theo Hải Yến
Theo Diễn đàn đầu tư
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!