Bộ trưởng Xây dựng: BĐS khởi sắc nhờ chính sách hợp lý
20/06/2014 12:58 PM
|
Người đứng đầu ngành xây dựng cho rằng, dù giải ngân gói 30.000 tỷ đồng rất ít, nhưng thị trường đã chuyển động. Chưa dùng tới tiền, chỉ bằng chính sách đã làm thị trường bất động sản (BĐS) ấm lên.
Trao đổi với báo chí chiều 19/6, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, nửa đầu năm 2014, nhiều tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang ấm lên, không phải “thủng đáy” như nhiều người nói. “Điều đó khẳng định chính sách và giải pháp đưa ra giải quyết khó khăn thị trường bất động sản là hợp lý”, ông Dũng nói.
Những chính sách đó, theo người đứng đầu ngành xây dựng, là khắc phục lệch pha cung cầu, sản phẩm phù hợp với từng đối tượng, như nhà diện tích nhỏ, giá thấp, đặc biệt nhà ở xã hội làm ra tới đâu hết tới đó.
Nói về gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất mua nhà, Bộ trưởng Dũng cho rằng, tiến độ giải ngân phụ thuộc nguồn cung nhà và khả năng chi trả của người dân, do đây là gói tín dụng của ngân hàng (không phải ngân sách).
“Dù giải ngân rất ít, nhưng thị trường đã chuyển động, cho thấy chúng ta chưa dùng tới tiền, chỉ bằng chính sách đã làm thay đổi thị trường BĐS”, ông Dũng nói.
Theo người đứng đầu ngành xây dựng, Nhà nước đã và sẽ tiếp tục huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển nhà ở, đáp ứng nhu cầu người dân. Đặc biệt, cho phép các hộ dân được đầu tư làm nhà ở xã hội trên đất hợp pháp của mình, với sự hỗ trợ của Nhà nước.
Sáng 19/6, Bộ Xây dựng đã có tờ trình lên Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo vùng bão, lũ miền Trung.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, nhiều chính sách đã giúp tiết kiệm ngân sách hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm (như Nghị định 15 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, bằng việc kiểm tra thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán các công trình dùng vốn ngân sách nhà nước, giúp giảm chi phí 9-10%, tiết kiệm cho Nhà nước khoảng 20.000 tỷ đồng mỗi năm).
>> Hơn 3.200 dự án bất động sản tiếp tục triển khai
Những chính sách đó, theo người đứng đầu ngành xây dựng, là khắc phục lệch pha cung cầu, sản phẩm phù hợp với từng đối tượng, như nhà diện tích nhỏ, giá thấp, đặc biệt nhà ở xã hội làm ra tới đâu hết tới đó.
Nói về gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất mua nhà, Bộ trưởng Dũng cho rằng, tiến độ giải ngân phụ thuộc nguồn cung nhà và khả năng chi trả của người dân, do đây là gói tín dụng của ngân hàng (không phải ngân sách).
“Dù giải ngân rất ít, nhưng thị trường đã chuyển động, cho thấy chúng ta chưa dùng tới tiền, chỉ bằng chính sách đã làm thay đổi thị trường BĐS”, ông Dũng nói.
Theo người đứng đầu ngành xây dựng, Nhà nước đã và sẽ tiếp tục huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển nhà ở, đáp ứng nhu cầu người dân. Đặc biệt, cho phép các hộ dân được đầu tư làm nhà ở xã hội trên đất hợp pháp của mình, với sự hỗ trợ của Nhà nước.
Sáng 19/6, Bộ Xây dựng đã có tờ trình lên Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo vùng bão, lũ miền Trung.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, nhiều chính sách đã giúp tiết kiệm ngân sách hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm (như Nghị định 15 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, bằng việc kiểm tra thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán các công trình dùng vốn ngân sách nhà nước, giúp giảm chi phí 9-10%, tiết kiệm cho Nhà nước khoảng 20.000 tỷ đồng mỗi năm).
>> Hơn 3.200 dự án bất động sản tiếp tục triển khai
Theo Lê Hữu Việt
Theo Tiền phong
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!