5 yếu tố có thể ngăn Fed tăng lãi suất

12/08/2015 18:26 PM |

Ngân hàng trung ương của Mỹ cuối cùng đã xuất hiện để sẵn sàng bấm nút “cất cánh” cho lãi suất vào tháng 9 sắp tới.

Tuy giá dầuvàng liên tục lập đáy mới, nhưng hiện tại nền kinh tế của Mỹ đang tăng trưởng khá tốt. Tỷ lệ người thất nghiệp giảm và các doanh nghiệp tư nhân tăng giá trị tài sản lên đáng kể.

Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 2/7, trong 6 tháng vừa qua, tỷ lệ người lao động mất việc là 5,3%, giảm 0,1% so với tháng trước đó và là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất ở Mỹ kể từ tháng 4/2008. Bên cạnh đó, giá trị tài sản của doanh nghiệp tăng đến từ một phần tác động của đồng đô la cộng với kinh doanh có lời.

Việc Fed quyết định tăng lãi suất sẽ khiến doanh nghiệp tư nhân, vay vốn để kinh doanh sẽ gặp khó khăn vì mức lãi suất tiền vay tăng lên do đó khiến tốc độ tăng trưởng của công ty sẽ chậm lại. Trái lại, cuộc sống sẽ mỉm cười cho người gửi tiết kiệm. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng sẽ đối mặt với giai đoạn khó khăn vì việc tăng lãi suất của Fed sẽ khiến tiền lời kiếm được trên thị trường chứng khoán ít hấp dẫn hơn.

Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) dự kiến sẽ tăng lãi suất cơ bản vào tháng tới, lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua. Việc điều chỉnh tăng lãi suất báo hiệu nền kinh tế Mỹ đang khỏe mạnh và hầu hết các chuyên gia cũng kỳ vọng lãi suất sẽ tăng trong vòng sáu tuần tới, ngày 17/9.

Nhưng cũng có những suy nghĩ ngược lại. Trong số đó, ngân hàng Goldmans Sachs (GS) đã công bố quan điểm rằng họ kỳ vọng Fed sẽ không tăng lãi suất, ít nhất là đến tháng 12 năm nay, vì các ngân hàng trung ương khắp thế giới muốn giữ mức lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Dưới đây là 5 yếu tố chính để cung cấp lý do cho Fed xem xét việc chậm trễ tăng lãi suất. Quan trọng hơn, ngay cả khi lãi suất cất cánh vào tháng 9 như dự kiến ban đầu, các yếu tố này cũng có thể làm các ngân hàng trên Phố Wall do dự tăng lãi suất điều chỉnh trong những tháng tới.

1. Tốc độ tăng lương

Báo cáo mới nhất về tốc độ tăng trưởng tiền lương đã cho ra những con số thấp hơn kỳ vọng của giới chuyên gia. Thu nhập trung bình mỗi giờ trong tháng 7 năm nay chỉ tăng 2,1%, dưới 3,5% mục tiêu của Fed. Ngoài ra, chỉ số Employment Cost Index (ECI), rất yếu trong tháng 7 này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tăng lãi suất của Fed.

Tiền lương rất quan trọng, bởi nó là thước đo chính của lạm phát. Không tăng lương là một dấu hiệu cảnh báo cho lạm phát, một số chuyên gia tranh luận. Nếu Fed tăng lãi suất, điều này sẽ phá hủy mức kỳ vọng lạm phát của họ.

Quan ngại vấn đề này, một thành viên của Fed đã nói rằng họ không cần phải nhìn thấy sự tăng trưởng mức tiền lương như mong đợi trước khi tăng lãi suất. Nói là vậy, nhưng Fed cũng sẽ chờ đợi những diễn biến của tốc độ tăng trưởng, ít nhất là đến báo cáo về chỉ số tiền lương vào tháng 9 sắp tới.

2. Giá dầu giảm

Giá dầu đang trở lại xuống mức gần thấp nhất trong năm nay, hiện tại một thùng là 43,87 đô la. Mức thấp nhất trong năm nay là 42,43 đô la. Giá dầu thấp đem lại tai họa cho nền kinh tế.

Đối với Hoa Kỳ, giá dầu giảm sẽ làm giảm lạm phát, nhưng Fed kỳ vọng mức lạm phát ít nhất là duy trì hoặc chiều hướng tăng lên.

Giá gas đã giảm 23% trong thàng Sáu này. Vì thế, việc Fed tăng lãi suất sẽ khiến các doanh nghiệp trong ngành vốn đã lao đao vì giá dầu và gas chạm đáy, sẽ đẩy đến bờ vực phá sản nhanh hơn vì khó khăn khi trả tiền nợ vay.

3. Nền kinh tế toàn cầu ảm đạm

Fed là ngân hàng trung ương Mỹ, nhưng những hành động của Fed sẽ mang lại hiệu ứng gợn sóng trên nền kinh tế toàn cầu. Và bên ngoài nước Mỹ, mọi thứ đều là tin xấu. Trung Quốc đang phát triển chậm lại, các thị trường mới nổi bị ảnh hưởng bởi sức tăng của đồng đô la Mỹ và châu Âu đang còn nhiều việc cần giải quyết, chủ yếu là vỡ nợ tại Hy Lạp.

Với lăng kính ảm đạm khi nhìn bố cục toàn cầu, Fed có thể gặp một hiệu ứng boomerang khi tăng lãi suất. Nếu tăng lãi suất, nền kinh tế toàn cầu càng bị tổn thương nhiều hơn, sau đó sẽ kéo theo tình trạng kinh tế Mỹ cũng xấu đi.

Mắt bên trái của Fed là quan sát tình hình kinh tế trong nước, mắt bên phải là theo dõi tình trạng triển vọng bên ngoài. Đồng đô la tăng mạnh sẽ khiến các công ty Mỹ gặp tình trạng khó khăn khi cạnh tranh với những mặt hàng rẻ hơn của Nhật hay châu Âu. Ngoài ra, sẽ làm tăng giá trị sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ do đó ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại.

4. Chỉ số mua sắm ảm đạm

Chi tiêu của người Mỹ vào mùa xuân vừa rồi đã chậm lại, một dầu hiệu cho thấy mọi người không cảm thấy rằng nền kinh tế của họ đang tốt. Chi tiêu tiếp tục giảm vào tháng 5 và tháng 6, và số liệu của các tháng trước cũng đã công bố là giảm.

Các nhà kinh tế cho rằng người Mỹ sẽ mua sắm nhiều hơn khi thời tiết “kinh tế” ấm lên vào mùa xuân cũng như mùa hè này, nhưng thực tế kỳ vọng này đã không xảy ra. Khi tăng lãi suất, Fed cho rằng nền kinh tế Mỹ đang phát triển nhanh vì thế cần làm tốc độ này chậm lại để bền vững.

Nhưng với chỉ số mua sắm thấp, người Mỹ đang thận trọng trong chi tiêu sẽ ảnh hưởng lên quyết định của Fed.

5. Việc làm và lạm phát

Tỷ lệ tăng trưởng số người có việc làm tại Mỹ rất tốt. Tuy nhiên, nếu lượng người lao động bắt đầu đi về phía Nam, rời xa trung tâm tài chính nước Mỹ, là báo hiệu cho khủng hoảng niềm tin về thị trường tài chính Mỹ, theo báo cáo việc làm vào tháng 8.

Mối liên kết của Fed và lạm phát cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ. Các báo cáo tiếp theo về lạm phát được công bố vào ngày 19/8 sẽ là quyết định xem có nên tăng hay không trong cuộc họp của Fed vào ngày 16/9 tới.

Đinh Lộc

Cùng chuyên mục
XEM