Thế giới vẫn 'ngây thơ' trước đại dịch Covid-19?

27/03/2020 09:25 AM | Xã hội

Chỉ số An sinh Sức khỏe Toàn cầu 2019 (GHS Index) của các quốc gia, lãnh thổ trước khi đại dịch bùng phát là minh chứng cho việc thế giới chưa hề sẵn sàng ứng phó với "cơn ác mộng" Covid-19.

Nhân loại đã đối mặt nhiều đại dịch suốt dòng lịch sử nhưng không phải thời đại nào con người cũng được hưởng thành quả y học hiện đại hay kinh nghiệm ứng phó những lần bùng phát dịch bệnh trước.

Ngày nay, kiến thức chuyên môn và thiết bị y tế có sẵn cũng không được phân bổ rộng rãi trên thế giới. Kết hợp với bối cảnh kinh tế toàn cầu, bộ phận dân số lớn sẽ không tránh khỏi nguy cơ bị lây nhiễm.

Infographic dưới đây tổng hợp từ Chỉ số An sinh Sức khỏe Toàn cầu năm 2019 của 195 quốc gia, lãnh thổ. GHS Index chỉ ra một sự thật rằng những quốc gia có hệ thống y tế hàng đầu đến những quốc gia tầm trung còn nhiều thiếu sót cơ bản, còn "ngây thơ" trong việc ứng phó với dịch bệnh mới.

Thế giới vẫn ngây thơ trước đại dịch Covid-19? - Ảnh 1.

Con đường giao thương và bệnh dịch

Giao thông vận tải kết nối từng ngóc ngách trên thế giới, thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Khoảng cách địa lý giờ đây "ngồi ghế phụ", cho phép chúng ta tạo cơ hội thương mại bất cư nơi đâu, hình thành "thế giới phẳng" như Thomas Friedman từng đề cập.

Một người tại Peru có thể bán đồ ăn cho khách Ấn Độ với sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc, nguyên liệu từ châu Phi. Quá trình này cần tới sự tương tác của rất nhiều người - từ chăn nuôi, sản xuất, đóng gói tới phân phối. Tương tác này cũng không chỉ đến từ người với người mà còn từ người với động vật, xuyên qua biên giới.

Các con đường giao thương này vô tình trở thành đường truyền bệnh. Cơn ho tại Dubai có thể biến tướng thành cơn sốt tại London sau 1 ngày bay. Mặc dù vậy, hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia thường tập trung cho người dân trong nước, bỏ qua những nguy hiểm đến từ bên ngoài quốc gia. Chúng ta không thể quản lý được những gì không đo lường.

Xếp hạng chỉ số An sinh Sức khỏe Toàn cầu

Bảng xếp hạng chỉ ra rằng thế giới còn "non" trong việc chuẩn bị đón đầu dịch bệnh và đại dịch, với điểm trung bình 40,2/100. Các nơi điểm số cao nhất có hệ thống quản trị và chính trị hiệu quả trong khi các quốc gia, lãnh thổ, ngay cả những nơi có thu nhập cao đều có hệ thống y tế không đầy đủ. Dưới đây là 10 quốc gia có thứ hạng cao nhất:

Thế giới vẫn ngây thơ trước đại dịch Covid-19? - Ảnh 2.

81% các quốc gia, lãnh thổ trong danh sách có chỉ số an toàn sinh học thấp nhất - và tệ hơn, 85% không có bằng chứng đã hoàn thiện bài tập mô phỏng về ứng phó với các mối đe dọa sinh học do Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đề xuất vào năm ngoái.

Các ca dương tính COVID-19 và điểm An sinh Sức khỏe Toàn cầu

Thế giới vẫn ngây thơ trước đại dịch Covid-19? - Ảnh 3.

Tuy còn quá sớm để kết luận, khả năng ứng phó bệnh dịch dường như có mối liên hệ giữa an sinh sức khỏe của một quốc gia.

Thế giới chưa sẵn sàng

Mặc dù có những nơi ứng phó đại dịch tốt hơn so với các nước khác, báo cáo vẽ ra cảnh tượng ảm đạm, dự đoán trước cuộc khủng hoảng chúng ta đang trải qua.

Khả năng cao là các nước không được trang bị đầy đủ kiến thức, thiết bị y tế khi đối mặt với dịch bệnh. Việc thay đổi khí hậu, đô thị hóa và di cư dân số diễn ra khắp thế giới góp phần tạo điều kiện lý tưởng để bệnh dịch lây lan.

The Global Health Security Index - 2019

Báo cáo nêu ra 8 ý chính về an sinh sức khỏe toàn cầu mà con người đang đối mặt:

1. An sinh sức khỏe toàn cầu còn kém và chưa quốc gia nào đủ khả năng chuẩn bị cho bệnh dịch, đại dịch; cũng như khoảng cách giữa các nước còn khá lớn.

2. Thế giới chưa sẵn sàng để ứng phó với thiên tai sinh học toàn cầu.

3. Rất ít bằng chứng cho thấy các nước đã thử nghiệm, kiểm tra năng lực y tế của mình trong trường hợp có khủng hoảng.

4. Ngân sách chuẩn bị cho việc lên kế hoạch ứng phó khủng hoảng an sinh y tế còn thiếu.

5. Hơn 50% các nước đối mặt rủi ro lớn trong chính trị, an ninh khiến công tác đối phó với mối đe dọa sinh học bị ảnh hưởng.

6. Hầu hết các quốc gia đều không đáp ứng năng lực hệ thống y tế để ứng phó với bệnh dịch, đại dịch.

7. Việc điều phối, phối hợp và huấn luyện các bác sỹ thú y, động vật học, nhân viên chăm sóc sức khỏe và các nhà làm chính sách còn thiếu sót.

8. Các quốc gia cần thực hiện theo quy chuẩn an sinh sức khỏe toàn cầu.

Thực tế phũ phàng

Mục đích của Chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu là khuyến khích các cải tiến trong việc lập kế hoạch và ứng phó nguy cơ bùng phát bệnh truyền nhiễm. Khi báo cáo này xuất bản vào 2019, đến những quốc gia được xếp hạng cao nhất vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc phòng chống dịch tễ.

Thực tế phũ phàng trải hiện ra trước mắt chúng ta vào năm 2020. Đại dịch Covid-19 là lời cảnh tỉnh cho các tổ chức y tế và chính phủ trên toàn thế giới.

Thế giới vẫn ngây thơ trước đại dịch Covid-19? - Ảnh 4.

Theo Bảo Linh

Cùng chuyên mục
XEM