Thành phố từng "nguy hiểm nhất thế giới" lột xác ngoạn mục nhờ cáp treo: Lí do bất ngờ!

20/11/2021 08:07 AM | Xã hội

Với hơn 4 triệu người sinh sống, dân số của Medellín chỉ bằng 1/2 thủ đô Hà Nội của Việt Nam (số liệu năm 2021).

Thành phố Medellín của Colombia từng bị coi là thành phố nguy hiểm nhất thế giới (theo tạp chí TIME năm 1988), từng là điểm nóng của xung đột trong cuộc nội chiến của đất nước và cũng là nơi có căn cứ của trùm ma túy Pablo Escobar, nhưng sau đó nơi này đã có bước chuyển mình ngoạn mục nhờ sự táo bạo trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông công cộng.

Với hơn 4 triệu người sinh sống, dân số của Medellín chỉ bằng 1/2 thủ đô Hà Nội của Việt Nam (số liệu năm 2021). Nơi này đã triển khai thành công mô hình cáp treo đô thị, tạo điều kiện thuận lợi để người dân địa phương di chuyển.

Hiện nay, Medellín lại được biết đến là một trong những địa điểm đổi mới-sáng tạo nhất thế giới, trong đó hệ thống giao thông công cộng - đặc biệt là tuyến cáp treo đô thị - đóng một vai trò quan trọng, vừa là biểu tượng cho sự "lột xác" của thành phố, vừa là cầu nối đưa những người ở khu vực xa xôi đến gần hơn với các cơ hội.

 Thành phố từng nguy hiểm nhất thế giới lột xác ngoạn mục nhờ cáp treo: Lí do bất ngờ! - Ảnh 1.

Tuyến cáp treo đầu tiên của Medellín khai trương vào năm 2004, nhằm kết nối các khu vực của thành phố từng bị cô lập trong nhiều thập kỷ.

 Thành phố từng nguy hiểm nhất thế giới lột xác ngoạn mục nhờ cáp treo: Lí do bất ngờ! - Ảnh 2.

Tuyến cáp treo đóng vai trò quan trọng trong quá trình thay đổi bộ mặt của Medellín

 Thành phố từng nguy hiểm nhất thế giới lột xác ngoạn mục nhờ cáp treo: Lí do bất ngờ! - Ảnh 3.

Hiện Medellín có 4 tuyến cáp treo đang hoạt động cùng 2 tuyến đang được xây dựng, kết nối các khu vực lân cận của thành phố trải dài trên các ngọn núi.

 Thành phố từng nguy hiểm nhất thế giới lột xác ngoạn mục nhờ cáp treo: Lí do bất ngờ! - Ảnh 4.

Nhiều người dân của thành phố Medellín sống trên những ngọn đồi dốc, nhưng trung tâm, và tuyến tàu điện ngầm của thành phố tọa lạc ở thung lũng bên dưới. Trước khi có cáp treo, mọi người sẽ phải đi hai chuyến xe buýt để xuống núi - những người ngại di chuyển đã bỏ lỡ nhiều cơ hội về việc làm, giáo dục và sức khỏe.

 Thành phố từng nguy hiểm nhất thế giới lột xác ngoạn mục nhờ cáp treo: Lí do bất ngờ! - Ảnh 5.

Cáp treo nội đô được coi là "biểu tượng của sự phục sinh hoặc biểu tượng của hy vọng" cho thành phố Medellín.

 Thành phố từng nguy hiểm nhất thế giới lột xác ngoạn mục nhờ cáp treo: Lí do bất ngờ! - Ảnh 6.

Khung cảnh nhìn từ cabin cáp treo

 Thành phố từng nguy hiểm nhất thế giới lột xác ngoạn mục nhờ cáp treo: Lí do bất ngờ! - Ảnh 7.

Giá vé là khoảng 0,8 USD vào năm 2019 cho 1 lần vào hệ thống, theo Business Insider. Điều này có nghĩa là bạn có thể lên tàu điện ngầm ở phía Nam thành phố, đi đến tuyến cáp treo ở phía Bắc, đi cáp treo lên xuống và đi tàu điện ngầm trở lại, tất cả chỉ với một giá vé - miễn là bạn không không rời khỏi một nhà ga.

 Thành phố từng nguy hiểm nhất thế giới lột xác ngoạn mục nhờ cáp treo: Lí do bất ngờ! - Ảnh 8.

Thông báo và chỉ dẫn bằng tiếng địa phương và có cả tiếng Anh

 Thành phố từng nguy hiểm nhất thế giới lột xác ngoạn mục nhờ cáp treo: Lí do bất ngờ! - Ảnh 9.

Một ga dừng ở giữa chặng

 Thành phố từng nguy hiểm nhất thế giới lột xác ngoạn mục nhờ cáp treo: Lí do bất ngờ! - Ảnh 10.

Cabin cáp treo ở Medellín

Lí giải thành công của Medellín

Nhờ có tuyến cáp treo nội đô, Medellín cũng đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. Thành công lớn của Medellín kể từ đó đã truyền cảm hứng cho nhiều thành phố khác trên thế giới làm điều tương tự để giải quyết các vấn đề liên quan đến nghèo đói và tội phạm.

Giáo sư Julio D Dávila, người bắt đầu nghiên cứu về hệ thống cáp treo vào năm 2008 và hiện là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về chủ đề này, đã đưa ra những nhận định về tương lai của hệ thống cáp treo đô thị.

 Thành phố từng nguy hiểm nhất thế giới lột xác ngoạn mục nhờ cáp treo: Lí do bất ngờ! - Ảnh 11.

Người dân địa phương rất hào hứng đón nhận dự án này. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến thành công của Medellín

Phóng viên (PV): Hệ thống cáp treo của Medellin có gì đặc biệt? Loại hình giao thông này đã xuất hiện ở nhiều thành phố khác nhau trên khắp Châu Mỹ Latinh hay như ở New York, Portland và London. Tại sao cáp treo Medellín lại thành công và thu hút được nhiều sự quan tâm của giới truyền thông?

Giáo sư Dávila: Medellín là thành phố đầu tiên khai trương cáp treo nội đô không dành cho khách du lịch. Và điều thú vị không chỉ dừng lại ở đó, mà còn ở mục đích xây dựng tuyến cáp treo đặc biệt hướng đến người nghèo. Các quốc gia khác có thể có cáp treo nội đô nhưng chúng không lấp đầy khoảng trống như cách mà Medellín Metrocable đã làm.

Sau khi đưa vào vận hành, tuyến cáp treo của Medellín đã thu hút nhiều sự quan tâm và phục vụ đông đảo hành khách - đã có nhiều người xếp hàng dài vào buổi sáng để vào thành phố và sau đó là vào giờ tan tầm buổi tối để trở về. Đây là một dấu hiệu thành công vì người dân có nhu cầu rất lớn và rõ ràng tuyến cáp treo đang đáp ứng nhu cầu của mọi người.

 Thành phố từng nguy hiểm nhất thế giới lột xác ngoạn mục nhờ cáp treo: Lí do bất ngờ! - Ảnh 12.

Đường phố nhỏ, hẹp của Medellín không phù hợp với loại hình phương tiện giao thông công cộng thông thường như xe buýt

PV: Trên thế giới còn có những khu vực nào khác có thể được hưởng lợi từ hệ thống cáp treo như Medellín?

Giáo sư Dávila: Một số nơi như dãy núi Andes và cả một số vùng của Mexico cũng có thể hưởng lợi từ cáp treo. Thành phố Mexico đang xây dựng ít nhất hai hệ thống cáp treo quanh khu vực ngoại vi thành phố của họ.

Hiện có những tuyến cáp treo đang được xây dựng ở nơi khác trên thế giới. Có một hệ thống cáp treo ở thành phố Constantine của Algeria, được xây dựng vào cùng thời điểm với cáp treo ở Medellin nhưng mục đích của hai nơi không giống nhau.

Thủ đô Tbilisi ở Gruzia từng có mạng lưới cáp treo và vào thời Liên Xô vì địa hình thành phố được bao quanh bởi những ngọn núi ở đó rất phù hợp. Họ từng có ít nhất 10 tuyến cáp treo và đang có kế hoạch khôi phục, nhưng rõ ràng mục đích của họ là hướng tới khách du lịch và người giàu, thay vì người lao động.

Do đó, cáp treo Medellín vẫn đặc biệt vì nó hướng đến người nghèo và người lao động chứ không phải người giàu và khách du lịch./.

Hồng Anh

Cùng chuyên mục
XEM