Thân gửi sếp: Đã xác định "đứng trên đầu" người khác thì cả tâm và tầm đều phải rộng, còn không thì chỉ khiến cấp dưới thất vọng mà thôi!

11/04/2018 08:16 AM | Sống

Nhiều khi, chúng tôi bước chân vào một công ty làm việc không chỉ vì tiền lương, đam mê mà quan trọng hơn đó là chúng tôi nhận thấy người mà mình gọi là sếp có đáng là người để chúng tôi hết lòng giúp đỡ cùng nhau đi lên hay không?

Gửi sếp!

Vốn dĩ là tôi muốn lặng lẽ mà từ chức nhưng suy đi tính lại tôi vẫn nghĩ có một số việc vẫn nên nói với sếp thì hay hơn. Bởi dù sao sau này vẫn sẽ còn nhiều người mới vào công ty. Nếu như sếp vẫn còn không nhận ra những điều này thì ngài không chỉ mất đi một nhân viên mà thậm chí là phải trả giá bằng những số tiền không hề ít.

Nhiều khi, chúng tôi bước chân vào một công ty làm việc không chỉ vì tiền lương, đam mê mà quan trọng hơn đó là chúng tôi nhận thấy người mà mình gọi là sếp có đáng là người để chúng tôi hết lòng giúp đỡ cùng nhau đi lên hay không? Đứng ở trên lập trường của tôi mà nói, mấy năm nay tôi nhận thấy phong cách làm việc của sếp thật khiến người ta phải thất vọng và hối hận.

Dưới đây là một số điểm tôi rút ra được sau nhiều năm làm việc với sếp, hy vọng những điều này có thể giúp sếp phải suy nghĩ lại:

1. Tầm nhìn của ngài thật hạn hẹp, suốt ngày chỉ biết để ý đến những việc nhỏ nhặt, tầm thường

Thời gian của một người sếp đáng ra phải quý báu lắm. Đáng lẽ ra sếp phải biết tận dụng thời gian mình có để làm được nhiều chuyện to tát hơn chứ không phải lãng phí thời gian của ngài vào việc soi mói xem ai đến muộn, đến sớm, ai làm nhiều, làm ít hay ai tan muộn, tan sớm. Thậm chí, sếp còn soi mói cả chuyện máy tính này là ai đang sử dụng. Đến chuyện lương bổng của nhân viên sếp cũng dè chừng từng li từng từng tí.

Nói một cách dễ nghe hơn là sếp đang quản lý những chi tiết đối với chúng tôi là nhỏ nhặt nhưng đối với sếp và rất quan trọng. Chuyện to chuyện nhỏ gì trong công ty sếp cũng tự mình quản lý hoặc nhúng tay vào. Nhưng thực ra sếp sẽ chẳng biết được hình ảnh của sếp đã trở nên xấu trong mắt mọi người trong công ty.

Những điều sếp làm sẽ chỉ càng làm cho mọi người nhận thấy sếp là người có tầm nhìn hạn hẹp, soi mói nhân viên những chuyện vặt vãnh này chẳng thể khiến công ty kiếm thêm được đồng nào mà còn khiến chúng tôi cảm thấy khó chịu.

Thân gửi sếp: Đã xác định đứng trên đầu người khác thì cả tâm và tầm đều phải rộng, còn không thì chỉ khiến cấp dưới thất vọng mà thôi! - Ảnh 1.

2. Có một số chuyện, sếp đã khắt khe quá mức

Ngài thường xuyên yêu cầu và nhắc nhở nhân viên những vấn đề hết sức là vô vị. Những điều đó càng không thể giúp nhân viên nâng cao năng suất làm việc hay cải thiện doanh số của công ty.

Còn về những chi phí như chi phí của điện thoại trả trước đúng là không được khai báo lung tung, chi phí công tác cũng không nên lãng phí và những chi phí trong văn phòng cũng cần phải tiết kiệm nhưng mong ngài cũng đừng có keo kiệt một cách quá đáng nếu không khắp nơi trong công ty sẽ chỉ có những điều tiếng phàn nàn về ngài.

3. Ngài cần phải nói lý lẽ và công bằng nếu không sẽ chẳng ai thèm nghe ngài

Đến trễ về sớm thì trừ tiền lương nhưng tăng ca thì lại không được thêm đồng nào. Nhân viên làm việc xuất sắc không cổ vũ, động viên cũng không có thưởng, nhân viên làm việc không tốt thì ngài trách phạt. 

Rõ ràng, các lãnh đạo của phòng ban bình thường cũng chẳng cần làm việc mà lương cao vẫn về đến tay. Còn những nhân viên bình thường như chúng ta ngày nào cũng phải làm việc vất vả mà cũng chỉ có vài đồng cỏn con. Nếu như ngài còn tiếp tục không cho mọi người một lẽ công bằng thì rất khó để thuyết phục lòng người, càng chưa nói gì đến việc hy sinh vì ngài, vì công ty.

Đứng trên lập trường của ngài, với tư cách là sếp của chúng tôi, ngài đã làm tốt được đến đâu?

Thân gửi sếp: Đã xác định đứng trên đầu người khác thì cả tâm và tầm đều phải rộng, còn không thì chỉ khiến cấp dưới thất vọng mà thôi! - Ảnh 2.

4. Nói lời không giữ lời – một sự mất mát của sự tin tưởng

Ngài đã từng hứa với chúng tôi nếu dự án năm nay làm tốt, kiếm được tiền, cuối năm sẽ thưởng gấp đôi và có lì xì. Cũng chính vì lời hứa đó của ngài mà tôi cũng như rất nhiều nhân viên trong công ty đã cố gắng hết sức để kiếm tiền về cho công ty, thậm chí tôi còn lấy được mấy hạng mục kiếm ra tiền cho công ty. Nhưng đến cuối năm, 1 chữ ngài cũng không nhắc đến. Đó là điều khiến tôi không còn chút hy vọng nào ở ngài, vì thế tôi đã tự nói với bản thân: "Lần này nhất định phải đi".

5. Hệ thống lộn xộn, sử dụng hành vi cá nhân để quản lý công ty

Ngài luôn nghĩ rằng công ty là của mình cho nên ngài thích quản lý thế nào thì quản lý thế đó. Công ty quản lý một mớ hỗn độn, mà trong mớ hỗn độn đó chỉ dựa vào lời nói của một người.  Đây chính xác là tiêu biểu về tư duy kinh tế của một tiểu nông.

Thân gửi sếp: Đã xác định đứng trên đầu người khác thì cả tâm và tầm đều phải rộng, còn không thì chỉ khiến cấp dưới thất vọng mà thôi! - Ảnh 3.

6. Không có môi trường để phát triển, nhân viên chẳng học hỏi thêm được gì

Công việc này đã khiến tôi cảm thấy như bản thân đang làm những việc rất vặt vãnh. Vô duyên vô cớ đi làm rất nhiều việc vất vả bằng chính thực lực mà chẳng phải là nịnh bợ người khác. Rõ ràng đó là nhưng công việc vô nghĩa nhưng vẫn bắt tôi đi làm. Cho dù biết rõ làm rồi cũng chả mang lại lợi ích gì cho công ty.

Tôi đã mất rất nhiều thời gian vào công ty này nhưng chưa bao giờ có cảm giác thành công hay hài lòng về việc đã hoàn thành. Điều này khác hoàn toàn so với những hy vọng của tôi từ ngày đầu đến làm. Ở đây, tôi hoàn toàn chẳng học hỏi thêm được gì, cũng chẳng phát huy được ưu điểm của mình.

7. Không nhìn thấy được tiền đồ, tương lai của công ty

Công việc ở đây cho tôi cảm nhận mình chỉ là doanh nhân rất bình thường, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy mình giống như một ông chủ lớn. Chế độ công ty không rõ ràng, cũng không hề thấy được một kế hoạch phát triển tốt hơn cho công ty trong tương lai.

Nếu như công ty không thể phát triển tốt hơn trong vài năm tới, tất cả nhân viên ở đây chỉ biết kiếm được đồng nào thì hay đồng đó. Một nền tảng, cơ sở như vậy đối với nhân viên mà nói "chẳng có ý nghĩa gì".

Thân gửi sếp: Đã xác định đứng trên đầu người khác thì cả tâm và tầm đều phải rộng, còn không thì chỉ khiến cấp dưới thất vọng mà thôi! - Ảnh 4.

Nói tóm lại: Nếu ngài không cho nhân viên một môi trường để phát triển, cũng không cho họ một phần thưởng xứng đáng. Họ làm không vui vẻ, tiền cũng không kiếm được. Một công việc như vậy chúng tôi chỉ biết nói "goodbye".

Tôi hy vọng sau này ngài có chút thay đổi đối với nhân viên mới, nếu không công ty sẽ chẳng thể nào phát triển mạnh lên được. Chưa nói kiếm được tiền hay không, đến bản thân họ càng làm càng thấy mệt.

Nhã Tịnh

Cùng chuyên mục
XEM