"Thần dược" gia vị trị một lúc 10 loại bệnh có đầy trong tủ bếp nhà bạn

11/03/2017 21:00 PM | Sống

Ít ai biết rằng, loại thuốc quý trị một lúc 10 loại bệnh này lại rất rẻ và phổ biến tại Việt Nam.

Người Trung Quốc có câu: "Bệnh viện tốt nhất chính là phòng bếp nhà bạn". Trên thực tế, có rất nhiều loại gia vị, thực phẩm trong nhà bếp của chúng ta được biết tới như những loại thuốc quý. Hành ta là một trong số đó.

Hành ta còn có tên gọi khác là hành lá, hành hương, hành hoa. Trung y coi hành ta như một vị thuốc và gọi là "thông bạch".

Loại hành này có vị tân, ôn, không độc, giúp khử phong, tán hàn, kích thích cơ thể đổ mồ hôi để hạ nhiệt, giải độc, lưu thông máu, tiêu sưng, phù thũng…

Công dụng chữa bệnh của hành đã được biết tới từ ngàn xưa. Đặc biệt, loại gia vị này còn là một loại thuốc tuyệt vời để nâng cao sức khỏe vào mùa xuân.

1. Trị phong hàn, cảm mạo

Chuẩn bị từ 3-5 củ hành ta, rửa sạch, cắt miếng, sắc cùng nước sôi (có thể cho thêm 3 lát gừng tươi). Uống khi còn nóng, cơ thể ra mồ hôi sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm.

Hoặc bạn có thể dùng một đoạn hành hoa, nghiền nát lấy nước, chia ra nhiều lần để uống cũng sẽ đạt được hiệu quả tương tự.

Hành ta là một loại thuốc tự nhiên có thể trị nhiều loại bệnh vào mùa xuân. (Ảnh: nguồn Internet).

2. Nghẹt mũi vì cảm lạnh

Củ hành ta giã nát lấy nước. Dùng nước này chấm lên vùng giữa môi và mũi. Tình trạng ngạt mũi sẽ được cải thiện đáng kể.

Bạn cũng có thể đem hành ta cắt nhỏ, cho vào nước nóng để xông mũi. Hoặc sắc hành uống ngày 3 lần, uống khoảng 2-3 ngày sẽ có tác dụng.

3. Trị bệnh tả

Dùng 20g củ hành ta và 20 quả táo tàu, đun cùng 3 lít nước. Khi nước cạn còn khoảng 2 lít, bạn tắt bếp. Uống ngay trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Không chỉ có công dụng với các bệnh về đường hô hấp, hành ta còn là "thần dược" hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa. (Ảnh: nguồn Internet).

4. Trị đau dạ dày, acid trào ngược

Lấy 4 gốc hành ta giã nát, đổ nước vào, chế thêm chút đường đỏ và đun làm nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần, duy trì trong một thời gian cho tới khi bệnh tình chuyển biến tốt.

5. Trị vết thương sưng đau

Đem hành ta còn nguyên rễ cắt nhỏ, giã nát, đắp vào chỗ đau sẽ đạt được hiệu quả tiêu sưng, giảm phù, tán ứ, giảm đau.

6. Trị mụn

Chuẩn bị sẵn hành ta và mật ong. Rửa sạch hành, để ráo, sau đó giã nát rồi trộn chung với mật ong.

Sau khi rửa mặt sạch sẽ, bạn đắp hỗn hợp trên lên vùng da bị mụn, sau khoảng 15 phút rửa mặt lại. Mỗi tuần thực hiện từ 2-3 lần, tình trạng mụn sẽ thuyên giảm đáng kể.

Bên cạnh những tác dụng phòng và trị bệnh, hành ta cũng được các chị em ưa chuộng vì khả năng trị mun triệt để. (Ảnh: nguồn Internet).

7. Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ đang thời kỳ phát đau

Nấu nước hành cả rễ thật đặc rồi đổ ra chậu, ngồi vào ngâm 1 - 2 lần trong ngày.

Đối với trĩ ngoại, lấy lá hành nghiền nát vắt lấy nước, cho thêm mật ong vào quấy đều đem nấu lên bôi vào trĩ, còn bã hành đắp hằng ngày.

8. Trị đái dầm ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị 3 nhánh hành ta cả dễ (dài chừng 5cm), 30g lưu hoàng. Đem hai thứ giã nát thành dạng cao rồi đắp lên rốn, cố định bằng băng dính hoặc băng gạc trong 8 tiếng rồi bỏ ra.

Phương pháp này sẽ giúp ôn kinh, tán hàn, thông khí bàng quang, trị đái dầm ở trẻ nhỏ rất hiệu quả.

Vào mùa xuân, hành ta chính là loại thuốc tự nhiên trị bệnh cho nhiều đối tượng, trong đó có trẻ em. (Ảnh: nguồn Internet).

9. Chữa đau bụng, lạnh chân tay

Người lớn bị đau bung chân tay lạnh giá, môi xanh, mạch hiện lờ mờ cần lấy một nắm hành ta bỏ rễ và lá, lấy củ hơ nóng, ấp lên rốn, lấy chai nước nóng chườm lên trên. Thấy hành đã bị mềm nhũn lại thì thay nắm hành khác.

Một lúc lâu hơi nóng ngấm vào thì chân tay sẽ ấm, ra dâm dấp mồ hôi sau đó sẽ khỏi. Tiếp đó, lấy miếng gừng khô bằng độ 2 ngón tay cái thái nhỏ, đun nước uống.

10. Trị cảm sốt, nhức đầu

Khi bị cảm sốt, đau đầu, nên lấy 20 nhánh hành hoa cắt bỏ đoạn lá xanh, giữ lại dễ. Cho một ít gạo và 5 lát gừng dày nấu thành cháo, ăn nóng.

Khi ăn cháo nên pha thêm chút giấm chua. Sau khi ăn xong, lên giường nằm nghỉ và đắp chăn để ra mồ hôi, bệnh tình sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Theo Trần Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM