Thách thức lớn cho CEO trong mối quan hệ gia đình và bí quyết 5C để hóa giải mâu thuẫn với vợ chồng

14/08/2023 11:13 AM | Kinh doanh

Trong một cuộc thảo luận về cách cân bằng cuộc sống của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp với cuộc sống gia đình riêng, TS Nguyễn Thanh Tùng, giữ vai trò là CEO nhiều doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Hội chất lượng TP.HCM, Viện trưởng Viện Quản trị Tri thức - Sở Khoa học Công nghệ TP HCM chia sẻ về bí quyết 5C.

Thách thức lớn cho CEO trong mối quan hệ gia đình và bí quyết 5C để hóa giải mâu thuẫn với vợ chồng - Ảnh 1.

Tiến sĩ tâm lý vạch rõ mâu thuẫn hành vi giữa vợ và chồng

Tại buổi ra mắt nền tảng giáo dục WeUp, TS tâm lý Phạm Thục Oanh cho rằng, chúng ta muốn có một hành trình sống hạnh phúc nhưng không có giáo trình dạy làm chồng, làm vợ. Người phụ nữ khi đã làm vợ thì ôm kỳ vọng về người chồng chiều chuộng, chăm sóc, dành nhiều thời gian cho mình như lúc yêu. Anh ấy phải ngọt ngào mà lại phải kiếm nhiều tiền. Nhưng không ai yêu mãi được như thế. Khi nam giới xong “kỳ thi” lấy vợ rồi thì cho người đàn ông dừng việc “ôn thi”, chứ nữ giới lại muốn gia tăng cấp độ khó hơn.

Thách thức lớn cho CEO trong mối quan hệ gia đình và bí quyết 5C để hóa giải mâu thuẫn với vợ chồng - Ảnh 2.

TS Phạm Thục Oanh (trái) và TS Nguyễn Thanh Tùng (phải) thảo luận về các vấn đề tâm lý gia đình


Tôi thấy nam giới Việt Nam rất khổ, các anh vừa “kinh bang tế thế” bên ngoài, nhiều khi trầm cảm mà không dám nói vì mình đang diễn một vai là người mạnh mẽ, ứng phó với các chiến lược kinh doanh, xây dựng sự nghiệp. Điều này phụ nữ không hiểu hoặc không để tâm, lúc nào cũng đòi hỏi nên gây ra xung đột, có những khác biệt đẩy mâu thuẫn lên cao.

Mà thế giới của đàn ông phong phú với sự nghiệp, nhưng thế giới của phụ nữ phần lớn là chồng và con. Vì vậy, tỉ lệ nữ giới trầm cảm luôn cao hơn nam giới. Khi người phụ nữ có vấn đề tâm lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con và gia đình.

Chị Nguyễn Hương, vợ của một CEO chia sẻ: “Trước đây, có những lúc tôi quản lý cảm xúc không tốt, khi chồng đi làm về muộn, tôi luôn tự hỏi sao anh ấy về muộn thế. Anh ấy chỉ nghĩ đến công việc thôi. Còn giờ đây, tôi được học tập, phát triển bản thân nên kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Tôi tự làm việc của mình và không lệ thuộc vào chồng. Chống có về muộn thì mình đi ngủ trước”.

Bí quyết: “phụng sự” – “chấp nhận khác biệt” – “5C”

Trên thực tế, có những gia đình cả 2 vợ chồng đều đóng vai trò lãnh đạo tại công ty, không thể tránh khỏi việc ai cũng muốn mình có tiếng nói và trở thành người quyết định trong gia đình. Và đây là bí quyết tạo dựng hạnh phúc gia đình được tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ:

Hãy trở thành người sếp phụng sự và người chồng phụng sự

Tiến sĩ Tùng cho hay, ông từng thay đổi cách quản trị công ty để trở nên hạnh phúc: “Là người sếp, tôi đi tìm hiểu, tiếp cận và giúp đỡ nhân viên của mình. Có một ngày, tôi đi rửa chén cho nhân viên, tôi thấy hạnh phúc. Tôi là chủ công ty này, tôi muốn phục vụ các em. Nếu người giám đốc muốn phục vụ nhân viên thì nhân viên sẽ làm đến tận cùng. Vì vậy khi về nhà, tôi rửa chén cho vợ, tôi cũng rất hạnh phúc. Nếu cả hai vợ chồng đều quản trị công ty và gia đình theo cách này, xung đột biết mất, hai vợ chồng không còn giữ cái tôi cá nhân, ai làm lãnh đạo người đó phụng sự”.

Chấp nhận sự khác biệt

Mỗi người đều có đam mê và nhu cầu giải trí khác nhau, khi được hỏi đã bao giờ ông cảm thấy không hài lòng khi người bạn đời không có chung sở thích? Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng nói: “Cái đau khổ đầu tiên xuất hiện là khi mình không chấp nhận người khác khác mình. Tại sao bản thân có thể chấp nhận người trong thiên hạ khác mình mà không thể chấp nhận người sống chung khác mình?” Nếu vợ chồng muốn hạnh phúc thì phải chấp nhận sự khác biệt. Dù cá tính có ngược, mình vẫn phải chấp nhận.

Bí quyết 5C

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng cũng chia sẻ bí kíp “5C” để chấp nhận sự khác biệt của người khác.

Chữ C đầu tiên là “Cười". Dù người ta nói hay hành động bất kì điều gì, đầu tiên là phải cười. Là nụ cười hàm tiếu. Khi mình cười, giây phút đó mình sẽ biết  cần phản ứng như thế nào.

Chữ C thứ hai là “Cảm nhận”. Cảm nhận hơi thở, cảm xúc của mình, liệu mình có đang tức giận hay đang chuẩn bị nói ra lời tổn thương hay không? Đây là kỹ thuật rất lâu bạn mới có thể rèn luyện.

Sau khi “Cảm", bạn bắt đầu “Chiêm nghiệm”. Bạn tìm ra nguyên nhân sao lại người ta lại nói ra lời đó, tại sao họ lại hành động như vậy,... Khi đã bình tâm, bạn “Chọn” giải pháp. Mình nên ứng xử như thế nào, cách nào phù hợp, cách nào tốt hơn?

Cuối cùng khi đã đủ lý trí, bạn hãy “Chia sẻ”. Nói ra quan điểm của mình, để người kia thấu hiểu và cảm thông. Khi bạn hiểu được, bạn sẽ nảy sinh tình yêu thương và hành động một cách tự nguyện mà không còn cân đo đong đếm.

Thách thức lớn cho CEO trong mối quan hệ gia đình và bí quyết 5C để hóa giải mâu thuẫn với vợ chồng - Ảnh 3.

Người có tầm nhìn xa thì thấy rằng, dù sự nghiệp phát triển thì cuối đời, gia đình mới là cái còn lại. Chỉ khi gia đình tốt thì sự nghiệp mới bền vững. “Tạo văn hoá ứng xử trong gia đình” là bí kíp của tiến sĩ Tùng. Đó là xây dựng niềm tin trong gia đình từ cách hành xử của mình. Tiến sĩ chia sẻ, người sống lâu nhất bên cạnh là người vợ, người chồng mình. Vợ và chồng cần phải minh bạch, phải nói và chia sẻ với nhau như hai người bạn để thực sự thấu hiểu nhau. Có niềm tin thì người chồng đi đâu cũng được, không bị dò xét nghi ngờ.

Ngoài tạo niềm tin, thì có những việc trong gia đình, cả 2 vợ chồng đều muốn mình là người quyết định, vậy thì nhường sự quyết định đấy cho ai để không mâu thuẫn? TS Tùng cho rằng, ai ra quyết định, không thành vấn đề. Trước hết một quyết định có giá trị là quyết định thiện lành. Tiếp đến là nếu quyết định đó dựa trên những căn cứ được chứng minh nào? Và điều quan trọng là quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến ai là nhiều. Nếu việc đó khiến cho vợ tôi phải suy nghĩ nhiều hơn tôi, thì tôi sẽ để cho cô ấy quyết định.

Cùng chia sẻ về vai trò của vợ chồng trong gia đình, anh Nguyễn Quang Tân, CEO công ty CP tập đoàn WeUp bày tỏ: Hai “nghề” chiếm  2/3 cuộc đời là làm chồng - làm vợ và làm cha - làm mẹ mà không trường lớp chính thống nào dạy chúng ta một cách khoa học, đúng cách. Chúng ta phải tự mò mẫm, hành xử theo bản năng, sao chép một cách vô thức từ thế hệ trước và môi trường xung quanh. Vấn đề phát sinh từ đó và khi lời nói bất lực thì bạo lực lên ngôi! Từ đó gây ra mất kết nối và những hệ lụy về sau.

Thách thức lớn cho CEO trong mối quan hệ gia đình và bí quyết 5C để hóa giải mâu thuẫn với vợ chồng - Ảnh 4.

CEO Nguyễn Quang Tân


Khi lập gia đình, kể từ đó ta sẽ được trao những bài học ở vai trò là vợ là chồng mà ta cần phải tốt nghiệp. Khi lên chức làm bố làm mẹ ta được trao những bài học mới cần tốt nghiệp ở vai trò là bố là mẹ. Mình cần thay đổi mình, phát triển mình trước mọi thứ khác sẽ thuận theo. Đó là hành trình tu luyện bản thân để trưởng thành! Từ đó, một cách tự nhiên Gia đình sẽ Hạnh phúc và phát triển”.

Tâm Ly

Cùng chuyên mục
XEM