Tết Nguyên đán "nóng" vì vi cá mập

12/02/2018 21:03 PM | Xã hội

Việc tiêu thụ vi cá mập là một vấn đề nhạy cảm và gây tranh cãi thế nhưng sản phẩm này vẫn sẽ nằm trong danh sách mua sắm của nhiều gia đình trong bối cảnh Tết Nguyên đán đã kề bên, theo tờ The Straits Times.

Để tìm hiểu thị trường cũng như hoạt động săn bắt, mua bán và tiêu thụ cá mập, phóng viên Lee Lay Ming của tờ Lianhe Zaobao (Singapore) đã đến Tây Ban Nha – một trong những quốc gia cung cấp thịt cá mập lớn nhất - và Đài Loan – lãnh thổ quan trọng trong chuỗi cung ứng vi cá mập.

Thị trấn Vigo – Tây Ban Nha.

Tại Tây Ban Nha, hoạt động đánh bắt cá tập trung tại thị trấn ven biển Vigo.

Theo Cơ quan Lương thực Nông nghiệp và Thú y Singapore, Tây Ban Nha là một trong ba quốc gia xuất khẩu vi cá mập lớn nhất sang Singapore trong giai đoạn 2012-2016 với khoảng 692-1.073 tấn.

Cũng giống như ở Tây Ban Nha, người dân ở châu Âu – trong đó có Ý, Pháp và Iceland, tiêu thụ thịt cá mập. Nhu cầu thịt cá mập đã tăng trong những năm gần đây ở một số quốc gia châu Mỹ, trong đó có Brazil.

Tết Nguyên đán nóng vì vi cá mập - Ảnh 1.

Một phiên đấu giá cá mập tại thị trấn Vigo. Ảnh: LHZB

Mặc dù tổng lượng vi cá mập nhập khẩu toàn cầu đã giảm khoảng 18% trong giai đoạn 2004-2011, lượng thịt cá mập nhập khẩu và xuất khẩu mỗi năm tăng thêm 4,5% trong giai đoạn 2000-2011, theo số liệu công bố vào năm 2015 của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO).

Ông Juan Rojas, 72 tuổi - một chủ cửa hàng bán cá sỉ, cho biết ông cung cấp phần lớn thịt cá mập cho thị trường ở miền Nam của Tây Ban Nha.

Cũng theo ông Rojas, trước kia, vi cá mập từng bị quăng đi vì chẳng ai mua. Tuy nhiên, hoạt động buôn bán vi cá mập gia tăng sau khi Trung Quốc bắt đầu mua mặt hàng này.

Đài Loan

Sau chuyến đi 2 ngày đến Vigo, phóng viên Lee đến Đài Loan – nơi có những nhà máy xử lý vi cá mập. Mặc dù bị xem là một vùng lãnh thổ quan trọng với chuỗi cung ứng vi cá mập, hoạt động buôn bán mặt hàng này tại đây thực tế đã giảm mạnh.

Tết Nguyên đán nóng vì vi cá mập - Ảnh 2.

Hình ảnh tại một nhà máy vi cá mập ở TP Cao Hùng - Đài Loan. Ảnh: LHZB

Thương nhân Chen Chin-cheng, 55 tuổi, chủ một nhà máy ở vùng ngoại ô TP Cao Hùng cho biết vào thời kỳ hoàng kim, nhà máy của ông có thể sản xuất hơn 1.000 tấn vi cá mập mỗi năm. Tuy nhiên, con số này ở thời điểm hiện tại là chưa đến 200 tấn/năm.

"Thế giới bên ngoài cho rằng ngành công nghiệp vi cá mập của chúng tôi rất hào nhoáng nhưng thực tế…lợi nhuận hiện tại chỉ vỏn vẹn 3-5%. Chúng tôi chỉ đang giúp ngư dân để họ kiếm thêm thu nhập từ việc đánh bắt cá mập" – ông Chen thổ lộ.

(Theo Straits Times)

Theo Cao Lực

Cùng chuyên mục
XEM