Tập thể dục buổi tối là tốt hay xấu, mất dương khí hay hút dương khí: Chuyên gia trả lời!

08/12/2020 19:10 PM | Xã hội

Nhiều người lo rằng tập thể dục buổi tối sẽ gây mất dương khí, hại sức khỏe và khó ngủ. Điều này làm sao để biết đúng hay sai? Cuối cùng chuyên gia cũng đã có câu trả lời.

Chuyên gia sức khỏe thể dục thể thao Dinh Lệ Linh (Ding Liling), Nghiên cứu viên của Trung tâm Quản lý Khí công Y tế thuộc Tổng cục Thể thao Nhà nước Trung Quốc mới đây đã trả lời băn khoăn của nhiều người về câu hỏi: Tập thể dục vào buổi tối muộn có làm mất dương khí không, cơ thể có bị ảnh hưởng gì không?

 Tập thể dục buổi tối là tốt hay xấu, mất dương khí hay hút dương khí: Chuyên gia trả lời! - Ảnh 1.

Để trả lời cho từng vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu từng khái niệm sau đây nhé.

Dương khí là gì?

Theo quan niệm của Đông y, dương khí là thứ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, thậm chí có thể quyết định đến sự sống và cái chết vì cho rằng, dương khí vượng là sự sống sinh sôi, dương khí suy là sự sống đang bị hủy diệt.

Cho nên, những người am hiểu về dương khí sẽ thấy rất rõ tầm quan trọng của yếu tố này trong dưỡng sinh và luôn tìm mọi cách để bổ sung dương khí.

Trên mạng xã hội thường xuyên nảy ra cuộc tranh luận về việc liệu tập luyện muộn có làm tổn thương dương khí hay không và mỗi người đều có những ý kiến tranh luận khác nhau.

Sau đó cuộc tranh luận này cũng đã chia thành 2 "phe nhóm". Một bên là "Nhóm bảo vệ dương khí" và một bên là "nhóm yêu tập luyện". Tức là 1 nhóm không tập buổi tối vì sợ mất dương khí, còn 1 nhóm sẽ tập buổi tối vì đánh giá cao lợi ích của việc vận động.

"Nhóm Bảo vệ dương khí" cho rằng, nếu chúng ta tập luyện vào buổi tối muộn sẽ làm tổn thương dương khí rất lớn, hao hụt dương khí thì cũng chẳng khác nào là tự sát từ từ.

Trong khi "Nhóm yêu tập luyện" thì cho rằng không cần thiết phải tuân theo các quy tắc/quan nhiệm cũ.

Làm rõ khái niệm thì mới phân biệt được đúng/sai

Trên thực tế, có những nghi ngờ về việc tập luyện muộn gây tác hại cho sức khỏe chủ yếu là do họ chưa làm rõ đáp án cho ba câu hỏi sau:

Một là khái niệm "muộn". Như thế nào thì gọi là tập luyện vào khung giờ quá muộn?

Hai là như thế nào gọi là "tập luyện"? Nhẹ hay nặng, mức độ ra sao? Môn gì?

Ba là như thế nào gọi là thất thoát dương khí?

Phải hiểu đúng từng khái niệm và mức độ thì mới xác định được đúng sai. Để tìm ra những điều này, sự nhầm lẫn của việc tập thể dục buổi tối tốt hay xấu đương nhiên sẽ được giải quyết.

 Tập thể dục buổi tối là tốt hay xấu, mất dương khí hay hút dương khí: Chuyên gia trả lời! - Ảnh 2.

1, Cách xác định thế nào là "muộn"

Vào mùa hè, mặt trời lặn vào buổi tối là khoảng 6-7 giờ, và trời tối vào lúc 5 giờ vào mùa đông.

Con người là những sinh vật thông minh nhất, và bản thân cơ thể đã hình thành đồng hồ sinh học của riêng mình thông qua quá trình tích lũy và thích nghi lâu dài.

Trung y cho rằng, từ 5 đến 7 giờ tối là lúc kinh mạch của thận, khi thận có khả năng làm việc mạnh nhất.

Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng "Nội kinh Hoàng đế" cho rằng "thận là cơ quan phải làm việc mạnh nhất, có chức năng quan trọng nên phải chăm sóc khéo léo", nghĩa là khoảng thời gian này thích hợp nhất cho việc vận động chăm chỉ.

Do đó mà thực tế, có nhiều sự kiện thể thao được sắp xếp vào thời điểm này, không liên quan gì đến việc cơ thể đã bổ sung đầy đủ thận khí và thể lực mạnh mẽ vào lúc này. Vì vậy, trong buổi tối, mọi người có thể vận động càng nhiều càng tốt, vào khung giờ từ 5-7h (tối).

2, Như thế nào gọi là "vận động", "thể dục thể thao"?

Điều này phụ thuộc vào bạn chơi môn thể thao nào, tần suất ra sao.

Vào buổi tối, tùy theo thể trạng mà chúng ta có thể chọn các bài tập aerobic như chạy, chơi bóng, đi bộ nhanh, yoga, khiêu vũ,…

Kiểm soát thời gian trong vòng 1 tiếng sẽ phù hợp hơn, và các môn thể thao chơi trong thời điểm này có thể gọi là "vận động", "tập luyện".

Nhưng sau 7 giờ tối, tức là khung giờ muộn hơn, bạn nên chuyển sang hình thức "hoạt động", tức là nhẹ nhàng hơn. Cần lưu ý rằng "hoạt động" và "tập thể dục" được nêu ở trên là không cùng một mức độ, và cường độ hoạt động tương đối nhỏ.

Hoạt động, vào khung thời gian sau 7h tối, chỉ nên là đi bộ, Thái Cực Quyền và Khí Công Dưỡng Sinh. Vì đây là khoảng thời gian mà kinh mạch màng tim sau 7 giờ tối sẽ thay đổi, bạn hoạt động thích hợp có thể bảo vệ tim, nhưng thời gian không quá 1 giờ, thích hợp hơn là nên kết thúc trong vòng khoảng 8 giờ tối. Tập muộn hơn thì bạn sẽ khó ngủ.

Nắm chắc lượng vận động và thời gian tập luyện nêu trên, các hormone như endorphin do cơ thể sản sinh ra trong quá trình tập luyện sẽ được chuyển hóa trong vòng 1 đến 2 giờ, không gây mất ngủ do quá hưng phấn. Dừng tập lúc 8h thì bạn có thể đi ngủ dễ dàng hơn trong khoảng 10h.

3, Như thế nào gọi là thất thoát dương khí?

Cơ thể con người bao gồm Âm Khí và Dương Khí. Khí là dòng chảy và thay đổi, do đó Khí Âm Dương trong cơ thể có thể thay đổi và hỗ trợ cho nhau, Dương có thể nuôi dưỡng Âm, và Âm có thể sinh ra Dương.

Vậy dương khí của chúng ta sợ nhất điều gì? Đó chính là sự "rối loạn".

Đối với dương khí, càng mệt mỏi thì càng làm căng thẳng. Tức là khi bạn gặp phiền phức hoặc làm việc quá sức, năng lượng dương sẽ bị tiêu tán. Vì vậy, suy nghĩ và làm việc quá mức là điều cấm kỵ trong việc duy trì năng lượng dương.

Muốn nâng cao năng lượng dương, nuôi dưỡng dương khí thì bạn cần dựa trên nguyên tắc không làm tổn thương dương khí, nắm chắc thước đo trong mọi việc, việc duy trì thể lực và sức khỏe đều dựa vào nguyên lý này.

Cuối cùng, hãy ghi nhớ về sự cân bằng, bạn cần nghỉ ngơi khi mệt mỏi, vận động nhiều hơn nếu bạn ngồi cả ngày. Nhưng phải dựa trên nền tảng sức khỏe vào thời điểm đó để quyết định. Không cố sức quá mức, nhưng không ngồi yên một chỗ.

*Theo Health/People

Vân Hồng

Từ khóa:  tập thể dục
Cùng chuyên mục
XEM