Tâm lý học: Ở đời có 3 loại người, người không biết ơn, luôn ức hiếp kẻ yếu, kiểu thứ 3 hóa ra lại là độc hại nhất
Cuộc sống này là vậy và bạn phải chấp nhận điều đó. Tuy nhiên hãy không ngừng yêu thương bản thân và bạn sẽ được hồi đáp bởi những người xứng đáng dành cho mình.
Trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng sẽ luôn gặp phải những điều khiến mình cảm thấy bất lực và bị oan ức. Sẽ có những điều hạnh phúc và những điều tức giận, và mỗi chúng ta cần phải trải nghiệm chúng. Những điều này thực sự công bằng với mỗi chúng ta,
Vậy tại sao có người suốt ngày phàn nàn, trong khi đó có người lại coi đó là điều hiển nhiên mà mặc kệ thản nhiên sống tiếp? Trên thực tế, điều này có liên quan nhiều đến tâm lý của chúng ta.
Người Châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học, nhà thơ vĩ đại Rabindranath Tagore từng nói: "Những đau khổ mà bạn phải gánh chịu ngày hôm nay, những mất mát, trách nhiệm mà bạn đã phải gánh chịu, những tội lỗi, nỗi đau mà bạn đã chịu đựng. Cuối cùng nó sẽ trở thành ánh sáng soi đường cho bạn."
Trên đời này, có trắng và đen, có người tốt và kẻ xấu.
Con người sống trên đời, chủ yếu năng lực chiếm ba phần, sáu phần là may mắn, một phần còn lại là nhờ có sự giúp đỡ của người khác.
Cuộc sống không thể "xuôi chèo mát mát", lúc nào cũng thuận lợi nếu không có khả năng. Dù bạn có khả năng, bạn cũng sẽ không thể nổi bật nếu như không biết nắm bắt cơ hội.
Thực tế, những gì chúng ta gặp phải là những gì chúng ta nên gặp.
Rốt cuộc, không có tình yêu nào mà không có lý do trên thế giới này, và không có sự ghét bỏ mà không có nguyên do đằng sau nó
Tất cả mọi thứ xảy ra đều nằm trong quy luật tự nhiên.
"Bạn từng nghĩ rằng tất cả những người bạn gặp trong đời đều là người lái đò của bạn.
Trên thực tế, có người chỉ là đi ngang qua, có người chỉ là gặp qua không quen biết."
Tam Mao đã từng nói như vậy: "Cuộc sống thực sự rất khó khăn, và cách duy nhất để vượt qua nó là hãy luôn tự mình vượt qua." Đây là một suy nghĩ bình thường, và nó cũng là nguyên tắc cơ bản của hầu hết mọi người khi đối xử với những người xung quanh.
Dưới đây là 3 loại người ở đời mà bạn hay gặp phải. Có thể bạn cũng là thuộc trong số đó, vậy bạn thuộc kiểu nào?
1. Người không biết ơn, làm ngơ trước sự hi sinh của người khác
Lòng biết ơn, nó giống như một phương tiện, là thứ không thể thiếu trong con đường trên hành trình mà chúng ta đi, giúp cho chúng ta có thể vượt qua một cách dễ dàng, một cách bình an hơn, hoặc nó có thể là một phương tiện bổ trợ giúp cho phương tiện mà các bạn đang đi, trở nên xuất sắc hơn, để đưa các bạn tới đích, đưa các bạn tới một cuộc sống bình an, hạnh phúc và thịnh vượng.
Thực hành lòng biết ơn mỗi ngày là luôn suy nghĩ, biết ơn trước mọi điều trong cuộc sống mỗi ngày.
Tuy nhiên, đâu đó vẫn xuất hiện những người ngược lại như vậy.
Những người như vậy không có lòng biết ơn và luôn coi sự giúp đỡ, đóng góp của những người thân họ là điều hiển nhiên.
Họ không bao giờ nhận ra rằng những điều họ đạt được của ngày hôm nay là do sự gắn bó chặt chẽ của sự hy sinh và cống hiến của những người họ quý mến.
Nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng khi chúng ta chấp nhận sự giúp đỡ từ người khác lần đầu tiên, bản thân sẽ cảm thấy vô cùng biết ơn.
Nhưng khi nhận được sự giúp đỡ lần thứ hai, tâm lý của cảm giác này sẽ phai nhạt dần. Sau đó, chúng ta sẽ coi đó là chuyện hiển nhiên, và một khi bên kia không thể tiếp tục đáp ứng những yêu cầu tương tự, ta sẽ cảm thấy bực bội và khó chịu với người từng giúp đỡ mình.
Rất nhiều người đồng ý cho đi không cần nhận lại, chẳng yêu cầu báo đáp, nhưng ít ra họ cũng cần có sự tôn trọng tối thiểu. Nếu lòng tốt cứ không ngừng bị giẫm đạp, còn ai nguyện ý vươn tay giúp đỡ người khác nữa đây?
Người ngoài thực chất giống như một người qua đường "không hơn không kém" trong cuộc đời, có người chỉ là tình cờ gặp gỡ, và có rất ít người thực sự có thể đồng hành cùng ta đi đến cuối cuộc đời.
Đừng để bản chất của con người trở nên tiêu cực hơn khi bạn cứ coi thiện ý của người khác là một điều đương nhiên, không hề trân trọng hay biết ơn như vậy.
2. Người luôn ức hiếp kẻ yếu, sợ khó, không phân biệt được trái phải
Thực tế, có người căn bản không biết cân đo đong đếm, cũng không biết ai đối xử chân thành với mình.
Họ thường vô cùng tự ti, không có lòng tự trọng và có đặc điểm thích bắt nạt người khác, luôn ngại khó trong đời sống xã hội.
Với những người không có lòng tự trọng, họ cho rằng người ngoài không dễ mất lòng, cho dù đối phương có đưa ra yêu cầu quá đáng, họ cũng không dễ dàng phản kháng.
Người nhà có thể là nơi họ dễ dàng trút bầu tâm sự, nhưng khi kết thân với người lạ, họ sẽ bộc lộ mặt yếu đuối của mình. Cho dù có làm tổn thương những người mình yêu quý nhất, họ cũng sẽ đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của người lạ.
Chỉ số IQ và EQ của những người này không cao, họ hoàn toàn không phân biệt được thứ tự ưu tiên trong cuộc sống.
Khi người ngoài chỉ cần đối xử tốt với họ một chút, họ đã có thể biết ơn, còn đối với những lời khuyên tha thiết từ gia đình, người thân, họ lại thờ ơ và trở thành "bản sao câm điếc" thứ thiệt.
3. Người luôn mặc cảm, có nội tâm mâu thuẫn, tự tin mù quáng và thờ ơ
Các nhà tâm lý học tin rằng, những người có lòng tự trọng thấp là một bệnh tâm lý. Con người càng thấp kém thì càng thích che đậy sự mặc cảm của mình bằng sự bốc đồng và tự tin mù quáng.
Một người như vậy thường mạnh mẽ bên ngoài nhưng nhạy cảm và thờ ơ bên trong.
Khi đối mặt với người ngoài, họ sẽ cố tình phóng đại khả năng và hình ảnh của mình, đồng thời hứa hẹn những điều mà họ hoàn toàn không thể thực hiện được.
Để đạt được mục tiêu này và thiết lập cho mình một hình ảnh vĩ đại của bản thân trước mặt người ngoài, họ sẽ luôn cố gắng hết sức để thực hiện lời hứa của mình, ngay cả khi phải trả giá bằng lợi ích của bản thân hoặc chính người thân họ.
Khi đối mặt với các thành viên trong gia đình, họ sẽ bộc lộ khía cạnh nhạy cảm, đạo đức giả của mình. Đặc biệt họ không bao giờ cho phép cái gọi là nhân phẩm của mình bị chà đạp.
Tiến sĩ tâm lý Shalan Hancock cho rằng những người như vậy thường có mâu thuẫn lớn trong nội tâm, họ hình thành lòng kiêu hãnh để bảo vệ mình ở vỏ bọc, che giấu sự tổn thương ở lớp giữa và thể hiện con người thật của mình ở lớp sâu nhất.
Những người như vậy thường không có nhận thức đúng đắn, thường coi mình là ông chủ trong gia đình, gia trưởng và mong mọi người tuân theo sự sắp đặt của mình.
Tuy nhiên, lâu ngày họ sẽ cũng sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của bản thân mà không thể tự mình thoát ra được. Đó chính là mặt tối của tính cách "độc hại" này.