Tại sao nhiều người nghèo ở Mỹ lại mắc bệnh béo phì?

17/05/2017 08:32 AM | Xã hội

Các báo cáo gần đây cho thấy Mỹ là một trong những quốc gia béo phì nhất thế giới – quốc gia G8 duy nhất năm trong top 20 các nước thừa cân nhất thế giới. Không phải giới trung lưu, hay thượng lưu, ở Mỹ, người có thu nhập thấp mới dễ bị béo phì.

Đó là một thực tế đáng kinh ngạc so với suy nghĩ trước đây của chúng ta về vấn đề suy dinh dưỡng. Gần như toàn bộ lịch sử nhân loại, chúng ta chứng kiến cuộc chiến của người nghèo khổ là làm cách nào có đủ lương thực để đáp ứng lượng calo hàng ngày. Ngày nay, ở Mỹ, điều ngược lại đúng: những người thu nhập thấp đang nạp vào quá nhiều calo (và thường là calo có hại), và có khả năng thừa cân cao hơn so với người ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu.

Một vài năm trước, nghị sĩ Anna Soubry của Anh, người từng làm trong bộ Y tế của nước này, đã phải hứng chịu chỉ trích vì cho rằng chính sách của chính phủ và “sự dư thừa thực phẩm có hại” là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ em và người có thu nhập thấp ở Anh.

Mỹ có tỷ lệ dân số béo phì cao hơn rất nhiều so với Vương quốc Anh, nhưng chủ đề này còn được nói tới ít hơn ở quốc gia châu Mỹ này. Khi vấn đề này được thừa nhận, thì các nhà chức trách lại thường cho rằng cách để hạn chế béo phì là tăng chi tiêu công như nâng cao mức lương tối thiểu hoặc tăng mức miễn giảm thuế thu nhập cá nhân. Nhưng có những người băn khoăn rằng có thể chính chi tiêu công là một nguyên nhân gây ra bệnh béo phì.

Chính phủ liên bang giám sát chương trình trợ cấp thực phẩm trị giá 74 tỷ USD, tên gọi chính thức là SNAP (Chương trình hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung). Chương trình này sau đó được giới thiệu vào năm 1964 sau 3 năm chạy thử nghiệm, nhưng nó không được áp dụng trên toàn quốc cho tới tận 10 năm sau đó. Vào năm 1974, đã có tới 14 triệu người tham gia vào SNAP.

Điều thú vị là dữ liệu chính phủ cho thấy gần như cũng chính vào thời điểm SNAP được phổ biến trên toàn nước Mỹ thì tỷ lệ béo phì cũng bắt đầu gia tăng.

(Nguồn: Bloomberg)
(Nguồn: Bloomberg)

Liệu các chính sách của chính phủ có thể thúc đẩy sự gia tăng của tỷ lệ béo phì? Điều này là hoàn toàn có thể.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy một gia đình Mỹ điển hình nằm trong chương trình hỗ trợ thực phẩm nhận khoảng 500 USD/tháng để chi tiêu cho thực phẩm, và mức cao nhất là 771 USD. Con số đó cao hơn nhiều so với gia đình 5 người chi tiêu trong 1 tháng cho thực phẩm.

Số liệu của chính phủ cũng cho thấy tỷ lệ những người được trợ cấp thực phẩm mua soda (#1) và snacks (#4) cao hơn những hộ gia đình không nằm trong SNAP. Có một lập luận rằng những người nghèo ăn thực phẩm không lành mạnh vì họ không có đủ tiền để ăn các loại thức ăn tốt cho sức khỏe. Nhưng có vẻ như lý luận này không thực sự thuyết phục.

Theo Cơ quan American Farm Bureau Federation, giá của trứng, được cho là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất hành tình, là 1,32 USD/tá. Các loại thực phẩm bổ dưỡng khác như đậu, gạo, và chuối cũng không hề tốn kém. Có vẻ như hầu hết những người hưởng phúc lợi chọn thức ăn không lành mạnh vì chúng tiện lợi (không cần chế biến), có vị ngon, được chế biến để gây nghiện và họ có nguồn tài chính để mua loại thực phẩm này với số lượng lớn nhờ trợ cấp hàng tháng của chính phủ.

Kể từ khi chương trình trợ cấp lương thực của Mỹ được áp dụng trên toàn quốc vào năm 1974, số người Mỹ nhận được trợ cấp đã tăng gấp 3 lần, đạt 45 triệu người ở thời điểm hiện tại. Trong cùng khoảng thời gian đó, tỷ lệ béo phì ở Mỹ cũng tăng lên.

Vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn về mối quan hệ giữa chính sách hỗ trợ lương thực của chính phủ liên bang và tình trạng béo phì ở Mỹ, nhưng như Benjamin Franklin, một trong những người sáng lập nước Mỹ, đã từng nói trong “On the Price of Corn and Management of the Poor”, những nỗ lực của chính phủ để giảm nghèo thường có những “tác dụng phụ” lên chính những người mà họ muốn giúp:

“Tôi làm điều tốt cho người nghèo, nhưng…Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất giúp họ không phải là làm cho họ cảm thấy dễ dàng trong cảnh nghèo đói, mà cần dẫn đắt hoặc thúc đẩy họ thoát khỏi nó. Tôi đã quan sát thấy rằng chính phủ càng cung cấp nhiều cho người nghèo, thì họ càng ít tự cung cấp cho bản thân mình, và dĩ nhiên sẽ ngày càng trở nên nghèo hơn.”

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM