Tại sao Ma Trận ra rạp được 20 năm rồi mà vẫn có rất nhiều nhà khoa học tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ "ảo"?

08/05/2019 08:52 AM | Khoa học

Nói chính xác hơn, là một thế giới giả lập.

Khi bộ phim Ma Trận (The Matrix) đổ bộ các cụm rạp cách đây 20 năm (Đúng vậy, 2 thập kỷ rồi đấy! Bạn đã thấy mình già chưa?), những khán giả đã hết lời khen ngợi nội dung của tác phẩm này, bởi nó không chỉ vô cùng giải trí, mà còn mở ra thuyết âm mưu về vũ trụ quanh ta.

Tại sao Ma Trận ra rạp được 20 năm rồi mà vẫn có rất nhiều nhà khoa học tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ ảo? - Ảnh 1.

Ma Trận đã mở ra rất nhiều thuyết âm mưu về vũ trụ mô phỏng

Bộ phim xoay quanh chàng lập trình viên Thomas Anderson khi anh phát hiện ra rằng thực tại mình đang sinh sống không có thật. Thay vào đó, thế giới của anh được thêu dệt nên bởi những AI siêu việt nhằm "thu hoạch" năng lượng từ thân nhiệt và điện sinh học của con người.

Mặc dù viễn cảnh về một tương lai, nơi mà những cỗ máy nổi loạn đứng lên nắm quyền kiểm soát và thống trị Trái Đất, là quá xa vời, nhưng theo các nhà triết học thì việc thực chất chúng ta đang sống trong một thế giới mô phỏng là hoàn toàn khả thi, và thậm chí là có khả năng khá cao là thật.

Tỷ lệ mà chúng ta sống trong thực tại giả lập là 99,99999999%

Tại sao Ma Trận ra rạp được 20 năm rồi mà vẫn có rất nhiều nhà khoa học tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ ảo? - Ảnh 2.

Nick Bostrom - cha đẻ của vũ trụ giả lập

Hồi năm 2001, Nick Bostrom – một giáo sư giảng dạy tại trường Đại học Oxford danh tiếng, đã công bố nghiên cứu của mình về giả thuyết các hậu duệ, con cháu đời sau của chúng ta sử dụng siêu máy tính cực mạnh để chạy một giả lập chi tiết với quy mô tương đương thế giới hiện tại để tìm hiểu về tổ tiên của mình.

Bostrom cho biết, cỗ máy siêu việt này sẽ có khả năng thực hiện 10^42 phép tính chỉ trong vỏn vẹn có 1 giây, và nó có thể tạo ra toàn bộ lịch sử loài người (bao gồm cả những suy nghĩ, cảm xúc và ký ức của chúng ta) bằng cách sử dụng chưa đến 1/1.000.000 sức mạnh xử lý của nó.

Tại sao Ma Trận ra rạp được 20 năm rồi mà vẫn có rất nhiều nhà khoa học tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ ảo? - Ảnh 3.

Đến cả thiên tài Elon Musk cũng tin tất cả chỉ là do siêu máy tính tạo nên mà thôi

Dựa trên lập luận này, toàn bộ con người cũng như các thực thể khác trong vũ trụ chỉ là những dòng dữ liệu được lưu trên ổ cứng của một super computer khổng lồ. Vị giáo sư này cũng đưa ra kết luận rằng: "Gần như chắc chắn rằng chúng ta chỉ là những nhân vật sống trong một trình giả lập máy tính."

15 năm sau, Elon Musk – nhà sáng lập của Tesla và SpaceX, đồng thời được mệnh danh là Iron Man (Người Sắt) đời thực với bộ óc thiên tài và trí thông minh vượt trội, cũng tỏ ra đồng tình với quan điểm của Bostrum. Tại hội thảo Recode diễn ra vào năm 2016, Musk đã đưa ra một nhận định đáng chú ý: nếu tính theo tỷ lệ, có 1 trên hàng tỷ khả năng có thể xảy ra mà chúng ta không sống trong một thế giới mô phỏng. Điều đó có thể được hiểu rằng Elon Musk khá chắc chắn rằng chúng ta đang sống trong một trình giả lập.

Một nhà nghiên cứu khác thì tin rằng thực tại của chúng ta game multiplayer khổng lồ

Tại sao Ma Trận ra rạp được 20 năm rồi mà vẫn có rất nhiều nhà khoa học tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ ảo? - Ảnh 4.

Rizwan Virk

Rizwan Virk – chuyên gia về khoa học máy tính, đồng thời là tác giả của cuốn sách "The Simulation Hypothesis" (Tạm dịch là Thuyết giả lập), chia sẻ với tờ Vox: "Rất có thể chúng ta, quả thật là đang sống trong một trình giả lập thật."

Virk mường thực tại ta sống như một trò chơi điện tử và ông gọi nó là "the Great Simulation" (Tạm dịch là Đại mô phỏng). "Bạn có thể coi nó như một trò chơi có độ phân giải siêu cao và tính chân thực cực chính xác mà trong đó, mọi người chúng ta đều là những nhân vật," trích lời Virk.

Tại sao Ma Trận ra rạp được 20 năm rồi mà vẫn có rất nhiều nhà khoa học tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ ảo? - Ảnh 5.

Mặc dù thế giới của World of Warcraft là vô cùng rộng mở, nhưng so với vũ trụ "ảo" của chúng ta thì chẳng là gì

Ông này cũng nói rằng vụ trụ giả lập mà chúng ta có thể đang sinh sống phức tạp hơn rất rất nhiều so với các tựa game multiplayer trực tuyến đang thịnh hành như Fortnite hay World of Warcraft.

Virk cũng phải thừa nhận rằng, không ai dám chắc chắn 100% rằng tất cả mọi thứ xung quanh ta đều là ảo, nhưng khẳng định rằng "có rất nhiều bằng chứng hỗ trợ khái niệm này."

Không ít người đang thử nghiệm giả thuyết về thế giới mô phỏng

Kể từ khi nghiên cứu của Bostrum xuất hiện, đã có rất nhiều học giả cố gắng xác thực xem có phải con người chúng ta đang ở trong một thực tại giả lập hay không. Hồi năm 2017, tờ Science Advances cho rằng phần cứng máy tính không có đủ bộ nhớ để tạo ra những viễn cảnh có thể xảy ra trong đời sống hằng ngày của ta và lưu trữ lại được đầy đủ thông tin.

Một nhóm các nhà vật lý học khác đã đưa ra lời giải cho khúc mắc này là tia vũ trụ. Những chuyên gia vật lý có thể mô phỏng không gian và các hạt hạ nguyên tử của nó nhờ sắp xếp các toạ độ lên một mạng lưới.

Vì vậy, nhà vật lý hạt nhân Silas Beane và đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu hồi năm 2014 cho rằng có thể thế giới mà chúng ta đang sinh sống cũng sử dụng hệ thống toạ độ tương tự. Logic đằng sau suy luận này rằng nếu một số loại hạt – ví dụ như những tia vũ trụ, luôn có mức độ năng lượng cao nhất, thì sự giới hạn về mặt hành vi của chúng có thể là do mạng lưới của trình giả lập.

"Luôn luôn có khả năng mà những thực thể giả lập phát hiện ra hệ thống làm nên nó," các tác giả khẳng định trong báo cáo.

Tuy nhiên, có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được câu trả lời

Có nhiều nhà khoa học cho rằng, chúng ta sẽ không bao giờ biết được liệu mình có đang ở trong một thế giới mô phỏng hay không.

Marcelo Gleiser, một nhà vật lý kiêm triết học ở Đại học Dartmouth, nói trong bài phỏng vấn với tờ New Scientist rằng việc tìm kiếm lời giải cho câu hỏi của Bostrum ở thời điểm hiện tại, với vốn kiến thức hạn hẹp và giới hạn quá lớn về mặt công nghệ thì quả là vô vọng. Bởi nếu quả thực chúng ta đang tồn tại trong một môi trường mô phỏng thì các nhà khoa học cũng chẳng thể nào biết được các định luật về vật lý của "thế giới thật" bên ngoài. Họ cũng không biết được các kỹ thuật, công nghệ tân tiến vượt ngoài trình mô phỏng của chúng ta, Gleiser nói.

Tại sao Ma Trận ra rạp được 20 năm rồi mà vẫn có rất nhiều nhà khoa học tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ ảo? - Ảnh 6.

Vì vậy, tất cả những gì chúng ta biết về sức mạnh xử lý của máy tính hay các định luật về vật lý có thể chỉ là một khía cạnh của chương trình giả lập mà thôi.

Beane cũng thể hiện sự hoài nghi tương tự.

"Nếu đúng là tất cả chỉ là mô phỏng, thì cũng không loại trừ khả năng rằng những gì ta biết về tự nhiên đều không có thật, và chúng chỉ là thử nghiệm của một định luật vật lý nhân tạo mà trình giả lập tạo nên mà thôi," ông nói với tờ Discover Magazine.

Theo Tuấn Hưng

Cùng chuyên mục
XEM