Tại sao LEGO không tiếp tục chọn Trung Quốc mà lắp ghép mô hình ‘cả thế giới có 1’ tại Việt Nam: Đây chính là lý do

12/01/2023 08:47 AM | Kinh doanh

Động thái “dịch chuyển” sang Việt Nam của gã khổng lồ sản xuất đồ chơi LEGO đã phản ánh xu hướng của các công ty đa quốc gia hiện nay.

Tại sao LEGO không tiếp tục chọn Trung Quốc mà lắp ghép mô hình ‘cả thế giới có 1’ tại Việt Nam: Đây chính là lý do - Ảnh 1.

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất. Nhiều công ty đã tìm đến nước ta để xây dựng nhà máy sản xuất thay thế.

Thứ nhất: chung chí hướng

Vào tháng 5 vừa qua, thay vì chọn các quốc gia Đông Nam Á khác, LEGO đã chọn Việt Nam để xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi thứ 6 trên toàn thế giới và thứ hai tại châu Á (ngoài Trung Quốc). Đây là một siêu dự án có giá lên tới 1 tỷ USD.

Tại sao LEGO không tiếp tục chọn Trung Quốc mà lắp ghép mô hình ‘cả thế giới có 1’ tại Việt Nam: Đây chính là lý do - Ảnh 2.

Lego động thổ nhà máy trung hòa carbon ở Bình Dương, Việt Nam, ngày 3/11. Ảnh: AFP

Với bối cảnh biến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa toàn thế giới, Việt Nam đã đặt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, theo lời Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại COP26. Đây sẽ sớm trở thành yếu tố cạnh tranh cho Việt Nam khi dần chuyển sang nền kinh tế chất lượng cao và bền vững.

Chính bởi vậy, dự án của LEGO hoàn toàn phù hợp với bối cảnh nước ta. Đặc biệt, đây sẽ là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO trên toàn cầu. Nhà máy này sẽ đi vào hoạt động từ năm 2024 và chủ yếu khai thác năng lượng mặt trời để xây dựng và vận hành. Dự án cũng đánh dấu “thời điểm xanh” trong dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Đồng thời, nhà máy LEGO tại nước ta dự kiến sẽ đóng góp nhiều vào hoạt động xuất khẩu của nước nhà. Do phần lớn sản phẩm tại đây sẽ được xuất khẩu cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng với nhà máy tại Trung Quốc.

Thứ hai: Việt Nam có khu công nghiệp tiềm năng

Tháng 12 năm 2021, Carsten Rasmussen, giám đốc điều hành của tập đoàn LEGO Group cho biết chính phủ Việt Nam có kế hoạch đầu tư để mở rộng cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo; cũng như tiếp cận các nguồn vốn nước ngoài. Đây là lý do thứ hai khiến LEGO quyết định đầu tư tại đây.

Chưa đầy một năm sau, vào tháng 11, lễ khởi công nhà máy đã diễn ra tại Bình Dương - tỉnh thành giàu nhất Việt Nam và là khu vực có các khu công nghiệp lớn nhất cả nước. Nằm ở vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương đã trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ kéo dài 20 năm.

Tại sao LEGO không tiếp tục chọn Trung Quốc mà lắp ghép mô hình ‘cả thế giới có 1’ tại Việt Nam: Đây chính là lý do - Ảnh 3.

Tỉnh Bình Dương

Từ một tỉnh nông thôn phụ thuộc vào nghề làm nông, Bình Dương đã trở thành khu vực có nguồn vốn ngoại lớn thứ ba tại nước ta với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất cả nước vào năm 2021. Theo thống kê của chính phủ, ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 97% sản lượng kinh tế của tỉnh thành này.

Hiện nay, Bình Dương có 30 khu công nghiệp và quyết tâm giữ đà phát triển trong  tương lai. Quý II năm ngoái, tỉnh thành này đã khởi công khu công nghiệp Việt Nam Singapore 3 (VSIP III) và khu công nghiệp Cây Trường, đồng quy mô lên tới 1.000 ha. VSIP III cũng là địa điểm nhà máy mới của LEGO khởi công xây dựng. Khu công nghiệp có quy mô lớn, tiềm năng, nhân công dồi dào cũng là lý do Việt Nam trở thành điểm đến tiềm năng.

Khi xung đột thương mại Mỹ-Trung nổ ra, nhiều công ty đã lựa chọn Việt Nam để dịch chuyển một số hoạt động sản xuất. Nhưng những chuyên gia trong ngành nói rằng một mình Việt Nam vẫn chưa thể thay thế Trung Quốc để trở thành công xưởng mới của thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang nỗ lực trở thành một khu vực sản xuất cạnh tranh trong khu vực thời gian gần đây.

Thứ ba: Đúng người đúng thời điểm

Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bùng nổ năm 2018, Mỹ đã thông báo đánh thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng Trung Quốc và sau một năm là đánh thuế 25% lên 200 tỷ hàng của đất nước tỷ dân. Chính bởi vậy, để tránh bị áp thuế cao, nhiều công ty đã chuyển dịch một số dây chuyền sản xuất sang Việt Nam - quốc gia có mức thuế thấp hơn, ví dụ như Apple, và năm ngoái là LEGO.

Tại sao LEGO không tiếp tục chọn Trung Quốc mà lắp ghép mô hình ‘cả thế giới có 1’ tại Việt Nam: Đây chính là lý do - Ảnh 4.

Nhà máy LEGO đầu tiên tại Việt Nam

Năm 2018, Việt Nam đã “hút” 19,1 tỷ USD vốn FDI, tăng 9,1%. Trong đó, lĩnh vực sản xuất và chế biến chiếm 46,7% tổng vốn đầu tư, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư quốc gia. Năm tiếp theo, đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam cũng tăng khoảng 62% lên 4,1 tỷ USD và từ Hồng Kông (Trung Quốc) tăng khoảng 150% lên 8,17 tỷ USD.

Chưa hết, đại dịch Covid đã khiến hoạt động sản xuất toàn cầu gặp khó khăn, việc mở cửa vào đầu năm nay đã khiến nhiều nhà đầu tư vui vẻ và “say hi” với nước ta. Theo thống kê, dòng vốn FDI vào Việt Nam bị đình trệ trong năm 2020 nhưng từ năm 2021, “lực hút” đã mạnh mẽ trở lại.

Khó khăn

Việt Nam thiếu một quy trình sản xuất công nghiệp độc lập và hoàn chỉnh. Hiện nay, quy trình sản xuất của nước ta thường quay vòng theo một hệ thống: nhập linh kiện từ Trung Quốc, sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ. Đây là một điểm khó khăn.

Maya Xiao, nhà phân tích cấp cao của Interact Analysis, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Anh cho biết, việc chỉ quản trị, xử lý một số mắt xích trong toàn bộ quy trình sản xuất của Việt Nam trái ngược với hoạt động sản xuất hoàn chỉnh ở Trung Quốc. Vì vậy, Việt Nam nên chọn lựa loại hình để hút vốn đầu tư kỹ càng.

Lê Hồng Hiệp, thành viên cấp cao của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore nói rằng: “Dù Việt Nam không thể thay thế Trung Quốc và trở thành công xưởng của thế giới nhưng cả Đông Nam Á đang nỗ lực dài hạn cho việc này. Đây là một cuộc cạnh tranh, dù đối với Trung Quốc, Việt Nam, hay bất kỳ quốc gia nào. Đây là cách nền kinh tế và thị trường vận hành.

Trung Quốc có một số rào cản khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế chuyển hướng sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Nhưng nếu nước ta không còn hấp dẫn và cho thấy những ưu điểm vượt trội, các nguồn vốn cũng sẽ chuyển sang Campuchia, Myanmar, Bangladesh hay Ấn Độ. Đây là một ván cờ “cân não”.

Tổng hợp





Theo Thuỳ Trang

Cùng chuyên mục
XEM