Tại sao đại diện của Bộ Công thương bị "rớt" khỏi danh sách ứng viên HĐQT của Sabeco?
Chủ trương Nhà nước là thoái toàn bộ vốn khỏi Sabeco, vì vậy, câu chuyện người đại diện vốn Nhà nước trong HĐQT về mặt lâu dài là điều không cần thiết, theo ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM).
Tờ trình ĐHCĐ thường niên 2018 của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – Mã: SAB) đã gây ra sự chú ý khi khi ông Nguyễn Thành Nam, Tổng giám đốc và là người đại diện phần vốn góp của Bộ Công Thương không xuất hiện trong danh sách ứng viên HĐQT nhiệm kỳ tới.
Ngoài ra, người đại diện phần vốn Nhà nước khác tại Sabeco là ông Bùi Ngọc Hạnh, thành viên HĐQT không tham gia điều hành cũng không có tên trong danh sách ứng viên này.
Đối với vấn đề này, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM) nhận định là điều bình thường. Nguyên nhân, chủ trương của Nhà nước tại Sabeco về lâu dài là thoái hoàn toàn vốn, vậy, khi vốn nhà nước không còn nữa, câu chuyện người đại diện tại đây sẽ không còn cần thiết.
Vì vậy, hiện tượng đang xảy ra chỉ là hệ quả của của việc thoái vốn nhà nước. Ông Trung cũng cho rằng sẽ về doanh nghiệp, trước hiện tượng này sẽ không có xáo động, bởi việc đề cử, đắc cử là do ý chí của cổ đông, thể hiện mong muốn của họ.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Bộ Công thương vẫn đang nắm giữ hơn 36% vốn tại Sabeco, chiếu theo Điều lệ hiện tại của Sabeco, Bộ Công thương có quyền đề cử tối đa 3 ứng viên vào HĐQT. Trong danh sách ứng cử 7 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018 – 2023 có 4 người Việt và khả năng thay đổi để có người đại diện vốn Nhà nước tại Sabeco là có, theo ông Trung.
Hiện danh sách 7 ứng viên HĐQT nhiệm kỳ mới của Sabeco gồm ông Koh Poh Tiong, ông Micheal Chye Hin Fah, ông Pramoad Phornprapha, bà Trần Kim Nga, ông Nguyễn Tiến Dũng, ông Lương Thanh Hải và ông Nguyễn Tiến Vỵ.