Tại sao chứng khoán Mỹ lại rơi vào vòng xoáy đỏ lửa?

09/02/2018 16:15 PM | Kinh doanh

Sau khi hồi phục nhẹ trong phiên ngày 7/2, chứng khoán Mỹ lại tiếp tục rơi vào vòng xoáy đỏ lửa với Dow Jones giảm 1000 điểm và S&P 500 giảm 100 điểm. Nguyên nhân đến từ đâu?

Cuộc nổi dậy không yên ả trên thị trường trái phiếu đang đe doạ đẩy lợi tức trái phiếu 10 năm lên trên 3% - cao hơn so với dự kiến cách đây vài tuần trước.

Kết quả là thị trường chứng khoán được dự báo sẽ còn tiếp tục đỏ lửa trong một thời gian nữa.

Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm (tương đương 4,15%) xuống mức 23.860,46 điểm và S&P 500 giảm hơn 100 điểm (tương đương 3,75%) xuống mức 2.581 điểm. Không chỉ trên thị trường chứng khoán Mỹ , biến động lan toả khắp các lớp tài sản từ cổ phiếu đến tiền tệ. Điều này đã khiến nhà đầu tư rơi vào tâm lý hoảng loạn, không còn nghĩ đây là một sự điều chỉnh bình thường.

Có một vài lý do. Cùng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu, các NHTW trên toàn cầu đang có xu hướng đẩy mạnh chính sách tiền tệ thắt chặt. Ngày 8/2, NHTW Anh cho rằng cần tăng lãi suất sớm hơn và mạnh hơn dự kiến trước đó để đưa lạm phát về mức 2%, trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Báo cáo việc làm mới đây cho thấy tiền lương của các doanh nghiệp Mỹ đang có xu hướng tăng trưởng ổn định. Điều này khiến các chuyên gia cho rằng Fed có thể sẽ nâng lãi suất mạnh hơn dự kiến.

Lãi suất tăng đẩy lợi suất trái phiếu tăng cao và kích hoạt lên làn sóng bán tháo rộng khắp thị trường cổ phiếu. Ngày hôm nay, lợi tức trái phiếu chính phủ đã có lúc tăng lên mức 2,88%.

Mark Cabana - giám đốc chiến lược Bank of America Merill Lynch nhận định: "Chúng ta đang được chứng kiến một trận kéo co, giữa hai người chơi là thị trường lãi suất và thị trường vốn".

Trong khi ông Cabana dự đoán lợi tức trái phiếu 10 năm có thể chạm mức 2,9%, các chuyên gia phân tích của ông nhận định con số này có thể lên tới 2,98% và 3,28%.

Rạng sáng ngày hôm qua (8/2), Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật chi tiêu ngân sách cho hai năm tới, với khoản tăng ngân sách 300 tỷ USD. Ông Cabana đánh giá đây là một quyết định có tính lưỡng đảng và điều đó cũng có nghĩa là trần nợ liên bang sẽ không còn là vấn đề trong thời gian tới. Tuy nhiên, tăng chi tiêu chính phủ cũng ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trái phiếu và rấy lên nhiều dự báo rằng cung trái phiếu sẽ gia tăng và khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ 1.000 tỷ USD của Mỹ sẽ còn phình to.

Trái phiếu 10 năm là một nhân tố quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn tới thị trường tài chính trong thời gian tới mà nhà đầu tư cần chú ý. Trong khi một số chiến lược gia đang đặt mục tiêu lợi tức dưới 3% trong năm nay, họ cũng thừa nhận nhiều khả năng con số này có thể tăng lên tới 3,25%.

Lợi tức trái phiếu 10 năm là một chỉ số tiêu chuẩn ảnh hưởng đến rất nhiều khoản vay nợ khác nhau, trong đó có cả nợ thế chấp bất động sản. Câu hỏi đặt ra là nó sẽ còn tiếp tục tăng đến bao giờ.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cho biết mức độ cao thấp của lợi tức trái phiếu chính phủ không phải là vấn đề. Thay vào đó là những biến động chứng minh cho sự rủi ro của thị trường chứng khoán toàn cầu.

Art Hogan - chiến lược gia trưởng của B. Riley FBR nhận định: "Chúng ta đang ở trong một vòng luẩn quẩn. Nếu lợi tức trái phiếu tiếp tục tăng, bạn phải bán cổ phiếu. Nếu bạn bán cổ phiếu và chúng đổ vỡ, lợi tức sẽ trở lại mức ban đầu".

Đối với nhà đầu tư, lợi tức trái phiếu 3% là một mức quan trọng bởi khi đó thị trường chứng khoán sẽ bắt đầu cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, khi lợi tức mới tăng lên 2,88% trong ngày hôm qua, thị trường chứng khoán đã phản ứng mạnh mẽ với đà giảm của S&P 500 lên tới 4%.

Andrew Brenner của National Alliance nhận định: "Tôi cho rằng mức 2,9% có thể bị đánh bật ngay trong 36 giờ tới". Lợi tức trái phiếu Mỹ thường được gắn với lợi tức trái phiếu Đức, trong khi cả 2 chỉ số này đều tăng trong ngày hôm qua.

Theo Anh Sa

Từ khóa:  chứng khoán Mỹ
Cùng chuyên mục
XEM