Tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’: Nếu muốn nghèo, hãy đi học!

28/04/2023 11:41 AM | Kinh doanh

Hệ thống giáo dục chỉ được thiết kế để dạy chúng ta trở thành những người làm công ăn lương, tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’ nói.

Tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’: Nếu muốn nghèo, hãy đi học! - Ảnh 1.

Trước đây, trong một cuộc phỏng vấn, Robert Kiyosaki – tác giả của cuốn “Cha giàu, Cha nghèo” đã có phát ngôn gây chú ý: “Thực chất, hệ thống giáo dục được thiết kế để dạy chúng ta trở thành những người làm công ăn lương, chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. Có một sự thật mà tôi phải nói là nếu muốn nghèo, bạn hãy đi học còn nếu muốn giàu có và hạnh phúc thì đừng làm như vậy”.

Người cha nghèo của Robert có bằng Tiến sĩ. Một lần, khi hỏi cha tại sao mình không được học về tiền bạc ở trường, ông nhận được câu trả lời: “Bởi chính phủ không cho dạy môn đó. Họ quyết định điều gì có thể và không thể giảng dạy. Nhiệm vụ của con là đến trường để sau này có một công việc”.

Một thống kê cho thấy có tới 65% vận động viên chuyên nghiệp kiếm được hàng triệu USD lại phá sản chỉ sau 5 năm. Không ít người trúng số giàu lên một cách nhanh chóng rồi cũng rơi vào cảnh khánh kiệt bởi mang tư duy của người nghèo. Nếu không thay đổi, họ sẽ mãi nghèo dù có nhiều tiền đến đâu.

Sharon Tirabassi, một bà mẹ đơn thân sống tại Hamilton, Canada, là một ví dụ điển hình. Năm 2004, Sharon đã trúng xổ số hơn 10 triệu USD. Cô dùng số tiền đó để mua một ngôi nhà lớn, những chiếc xe hơi đắt tiền, quần áo thiết kế, dự những bữa tiệc xa hoa, những chuyến du lịch tốn kém, trao tặng cho người thân và cho bạn bè vay. Sau 11 năm ăn chơi, Sharon chẳng còn xu nào.

Tương tự, Evelyn Adams, một phụ nữ sống ở bang New Jersey, Mỹ đã 2 lần trúng số với tổng số tiền thưởng là 5,4 triệu USD. Tuy nhiên, Evelyn cũng không biết giữ tiền. Ngoài đem tiền cho nhiều người khi họ đề nghị giúp đỡ, Evelyn sau đó nướng phần lớn vào các máy đánh bạc và giờ đây chịu cảnh sống trong một ngôi nhà di động rẻ tiền.

Tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’: Nếu muốn nghèo, hãy đi học! - Ảnh 2.

Tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’: Nếu muốn nghèo, hãy đi học!

“Khi tôi trả tiền cho bạn và bạn nhìn nhận mình là một người làm thuê, bạn đã sập ‘bẫy’ của cái nghèo. Khoảnh khắc bạn nhận lương, bộ não của bạn coi như đã chết”, Robert chia sẻ. “Có người từng hỏi vì sao tôi không cho người nghèo tiền. Lý do là điều đó sẽ tạo ra nhiều người nghèo hơn. Bạn cho một người đàn ông một con cá, rất nhiều người khác cũng muốn được như vậy. Bạn nên dạy họ cách câu cá thì hơn”.

Ngoài ra, Robert cũng cho rằng: “Hai câu nói ưa thích của người mang tư duy nghèo là ‘Tôi sẽ không bao giờ giàu’ và ‘Người giàu rất tham lam’. Theo tôi, người nghèo mới là kẻ tham lam. Nếu muốn trở nên giàu có, trước tiên bạn phải cho đi đã. Tôi viết sách để truyền tải thông tin, đầu tư bất động sản và cho thuê, tạo công ăn việc làm cho người khác… Nhờ đó tôi mới giàu có. Còn người nghèo không tạo ra hay cho đi cái gì cả”.

Cũng theo ông, người giàu kiếm tiền từ các khoản đầu tư thông minh chứ không phải các khoản nợ. Bên cạnh việc am hiểu tài chính, họ còn tích cực đầu tư vào kiến thức và kỹ năng để nâng cao khả năng kiếm tiền. Ông cho rằng nghiên cứu và đầu tư vào những lĩnh vực mới mẻ sẽ tốt hơn là để tiền “chết” trong tài khoản tiết kiệm.

Tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’: Nếu muốn nghèo, hãy đi học! - Ảnh 3.

Theo tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’, nỗi sợ hãi số 1 của chúng ta gắn liền với tiền bạc.

“Với những bạn trẻ thì tôi khuyên rằng đừng mãi làm nhân viên, hãy trở thành nhà khởi nghiệp như Bill Gates hay Elon Musk hoặc tương tự thì bạn mới giàu được”, ông nói.

Triệu phú Kevin O’Leary cũng có quan điểm tương tự. “Điều quan trọng nhất mà người Mỹ có thể làm trong thời kỳ lạm phát cao như hiện nay là tránh giữ phần lớn tiền trong tài khoản tiết kiệm lãi suất thấp. Lúc này, nếu gửi tiền ở ngân hàng, tiền lãi mà bạn nhận được sẽ chẳng là bao”.

Theo tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’, nỗi sợ hãi số 1 của chúng ta gắn liền với tiền bạc và điều đó càng đúng hơn trong bối cảnh đại dịch ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Làn sóng phá sản và thất nghiệp trên toàn cầu càng làm lớn thêm nỗi sợ thiếu thốn tiền bạc, dù chỉ là để trang trải cho những nhu cầu hàng ngày.

“Hãy xây dựng một nguồn thu để có thể tồn tại được trong cơn khủng hoảng. Bạn trẻ không nên chỉ đến trường và trở thành nhân viên làm công ăn lương. Hãy khởi nghiệp và đầu tư, sau đó tự xây dựng công ty và tạo việc làm cho mọi người”, Robert nói. “Họ dạy bạn cách đi học, kiếm việc làm và chăm chỉ làm việc với đồng lương ít ỏi. Tôi gọi đó là ‘rác rưởi’ khi so sánh thu nhập này với những gì bạn có thể kiếm được từ đầu tư”.

Theo: Yahoo Finance, Inc

Vũ Anh

Cùng chuyên mục
XEM