Sự thật về yêu quái khiến Tôn Ngộ Không "bó tay", Phật Tổ "dè chừng"
Có thể nói, Tỳ Bà Tinh là yêu quái nguy hiểm khiến Tôn Ngộ Không phải “bó tay”, thậm chí, nàng yêu này còn có thể đả thương được cả Phật Tổ Như lai.
Trong tác phẩm Tây Du Ký 1986, Ngô Thừa Ân xây dựng hình tượng Tôn Ngộ Không là một nhân vật có phần ngang bướng, nổi loạn, ngay tới Ngọc Hoàng đại đế cũng không coi ra gì, thậm chí còn từng đại náo thiên cung khiến triều đình bao phen lao đao.
Dù vậy, Ngộ Không cũng không đấu lại Phật Tổ Như Lai, phải chịu kết cục bị giam dưới Ngũ Hành Sơn suốt 500 năm ròng rã. Ngay tới Tề Thiên Đại Thánh cũng bị Phật Tổ nắm trong lòng bàn tay. Vì vậy, nhiều độc giả cho rằng Phật Tổ Như Lai mới là nhân vật bất bại trong Tây Du Ký.
Nhưng có một chi tiết lại khiến nhiều người bất ngờ: Từng có một nữ yêu quái chẳng những không sợ Phật Tổ mà còn khiến thầy trò Đường Tăng gặp nạn thảm hại.
Yêu quái này từng khiến Đường Tăng suýt đi vào con đường lầm lỡ. Đó chính là nhân vật Tỳ Bà Tinh – nữ yêu quái lợi hại nhất trong tác phẩm Tây Du Ký.
Nữ yêu qúai gỉa dạng Nữ Vương lấy lòng Đường Tăng
Trong Tây du ký, Tỳ Bà Tinh là yêu quái tại động Tỳ Bà, núi Độc Địch quanh biên giới Nữ Nhi Quốc. Tỳ Bà Tinh Tinh xuất hiện ở hồi 54-55, nhân chuyến thầy trò Đường Tăng qua Nữ Nhi Quốc.
Nếu như đa số yêu quái nghe danh Đại Thánh nếu không sợ hãi thì cũng nể vì đôi phần, riêng Tỳ Bà Tinh thì thể hiện sự coi thường ra mặt.
Giao chiến thì một mình nàng ta song đấu với cả Ngộ Không lẫn Bát Giới – vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái của thiên đình mà chẳng hề nao núng. Đã thế còn có độc chiêu khiến Ngộ Không ôm đầu thua chạy.
Chiêu dùng nọc độc đốt người của Tỳ Bà Tinh đúng là bá đạo, có 1-0-2. Hãy nghe Ngộ Không than với hai sư đệ của mình: “Tôn Hành Giả ôm đầu la lớn rằng :- Nhức đầu chết đi mà thôi, biết chừng nào cho hết!".
Nữ yêu quái này "coi thường" Đại Thánh ra mặt
Tôn Hành Giả than tiếp: "Ta đương đánh với nữ quái cầm đồng, không biết thế gì nó nhảy dựng lên, làm như ong đốt xuống một cái chi độc như vậy, nên nhịn thua bại tẩu về đây. Đầu ta chắc lắm, đến nỗi gươm đao khí giới bổ vào cũng như không, lưỡi tầm sét của Thiên lôi đánh không thủng. Chẳng biết con tinh cái nó dùng vật chi độc quá, nên mới nhức đầu như vầy”.
Ngay cả khi Quan Âm Bồ Tát xuất hiện, bà cũng phải lắc đầu. Lần này, bà chỉ đưa ra gợi ý: “Con ấy dữ lắm, cặp thiết xa là càng nó, còn cái đuôi cong cong chích người thì nhức chết, gọi là đão mã độc, vốn thiệt nó là con bò cạp cái thành tinh.
Nguyên trước đó nghe kinh tại chùa Lôi Âm, Phật Tổ thấy loài độc thì không ưa, nên xô nó một cái, nó chích ngón tay Phật Tổ nhức quá, nên Phật Tổ truyền Kim cang bắt nó. Nếu muốn cứu Tam Tạng thì phải lên cung Quang Minh mà viện sao Mão Nhật Kê...".
Nữ yêu qúai này từng đốt cả Phật Tổ, khiến Quan Âm "dè chừng".
Tới đây thì nguồn gốc của Tỳ Bà Tinh mới thực sự được hé lộ. Vốn là một con bò cạp cái thành tinh, cả ngàn năm tu luyện, nghe kinh phật, từng đốt cả Phật Tổ.
Và như lời kể của Bồ Tát thì việc Phật Tổ truyền Kim Cang bắt Tỳ Bà Tinh cũng không thành nên nữ quái này mới một mình một cõi chiếm giữ núi Độc Địch Sơn, chẳng sợ gì Thần Phật cả.
Chính bản thân Bồ Tát cũng tự nhắm mình không đủ tài phép để trực tiếp thu phục “nàng bò cạp” này nên chỉ hiện hình bày cách cho Ngộ Không mà thôi.
Sau cùng, Tôn Ngộ Không buộc phải nhờ Mão Nhật Tinh Quân tới viện trợ để cứu sư phụ. Xét về thực lực, vị thần tiên này khẳng định không thần thông bằng Tề Thiên Đại thánh. Tuy nhiên, trường hợp này Đại Thánh phải cần đến "cứu viện".
Trong tự nhiên, gà vốn là khắc tinh của bọ cạp. Vì thế nên khi vừa trông thấy bản thể ấy, Tỳ Bà Tinh vốn đang đắc ý đã trở nên vô cùng hoảng sợ, dù muốn chạy trốn nhưng lại chẳng thể nào nhúc nhích.
Chứng kiến gà trống mở miệng, Tỳ Bà Tinh hãi hùng tới mức hiện nguyên hình thành một con bọ cạp.
Mão Nhật Tinh Quân cất hai tiếng gáy, thanh âm vừa vang lên, bọ cạp tinh đã chết cứng trên mặt đất.
Kết quả là một yêu quái có thể đả thương Phật Tổ, đánh lại Ngộ Không, Bát Giới đã bị tiêu diệt chỉ bằng hai tiếng gáy, quả khiến cho người xem có phần bất ngờ.
Kết cục của Tỳ Bà Tinh gửi đến một đạo lý muôn đời mà Ngô Thừa Ân muốn truyền tải cho độc giả: Vỏ quýt dày ắt có móng tay nhọn. Cái ác muôn đời không thể thắng cái thiện.
Thủ vai Tỳ Bà Tinh là mỹ nhân Lý Vân Quyên. Lý Vân Quyên xuất thân từ một gia đình giàu truyền thống kinh kịch. Tuy nhiên, sau vai diễn thành công trong Tây Du Ký 1986, cuộc đời và sự nghiệp của cô không được suôn sẻ. Nữ diễn viên ít khi xuất hiện trước công chúng và gần như không nhận kịch bản đóng phim.