Sự thật về việc có nên đeo khẩu trang để tránh virus hay không, tại sao các nước phương Tây người dân vẫn không đeo khẩu trang khi ra đường?
Một số tổ chức y tế cho biết: Những người đang khỏe mạnh không nhất thiết cần đeo mặt nạ hay khẩu trang đi khắp nơi để bảo vệ bản thân khỏi virus corona.
Một số tổ chức y tế cho biết: Những người đang khỏe mạnh không nhất thiết cần đeo mặt nạ hay khẩu trang đi khắp nơi để bảo vệ bản thân khỏi chủng corona virus mới. Thậm chí việc này tạo nên cơn sốt về nguồn cung, dẫn đến tình trạng thiếu hụt khẩu trang cho nhân viên y tế đối phó với dịch bệnh. Dưới đây là những thông tin bạn cần biết để tránh nhầm lẫn.
1. Các quan chức y tế nói gì?
Trong hướng dẫn Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết những người khỏe mạnh chỉ cần đeo khẩu trang khi chăm sóc những người bị bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ không khuyến nghị những người khỏe mạnh đeo khẩu trang, ngoại trừ trong trường hợp đó.
Một bác sĩ phẫu thuật người Mỹ đã phải đăng tải dòng chữ “HÃY DỪNG ĐEO KHẨU TRANG” trên trang mạng twitter cá nhân của mình vì theo ông, y tá và bác sỹ - những người cần khẩu trang nhất đang trong tình trạng thiếu hụt và điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Nếu những người này không có khẩu trang để đeo thì nguy cơ, rủi ro mắc bệnh và lây lan cho cộng đồng sẽ tăng lên.
Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã đưa ra quan điểm tương tự trong một bài viết gửi cộng đồng: Không có bằng chứng cụ thể nào nói rằng mặt nạ, khẩu trang có thể bảo vệ những người bình thường không mắc bệnh trong các hoạt động hàng ngày.
2. Thông tin về việc đeo khẩu trang thường xuyên sẽ bảo vệ bạn khỏi virus có đúng không?
Trong hướng dẫn Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết những người khỏe mạnh chỉ cần đeo khẩu trang khi chăm sóc những người bị bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng.
Một vài nghiên cứu nhỏ được đưa ra cho rằng việc sử dụng rộng rãi mặt nạ hay khẩu trang có thể làm giảm sự lây truyền trong hai đợt bùng phát của hai bệnh hô hấp trước kia là cúm và hội chứng hô hấp cấp tính nặng - SARS. Tuy nhiên, bằng chứng đưa ra thường không được coi là kết luận cuối cùng. Sự thật cho thấy với sự thiếu thốn về mặt nạ và khẩu trang như hiện tại, sẽ tốt hơn nếu những người trực tiếp tiếp xúc điều trị cho bệnh nhân có đủ khẩu trang, thiết bị y tế để sử dụng.
3. Khi nào thì một người được khuyên nên đeo khẩu trang thường xuyên?
Những người được khuyên nên đeo khẩu trang thường xuyên khi họ có dấu hiệu ho hoặc hắt hơi. Ho là một triệu chứng phổ biến của việc nhiễm virus gây ra Covid-19, và virus lây lan trong các giọt nước bọt, lây qua chất lỏng được truyền ra ngoài của người bị nhiễm bệnh. Những giọt nước này thường đủ nặng để rơi ngay xuống đất hoặc các bề mặt xung quanh.
Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu các giọt nước rơi vào miệng, mũi hoặc có thể là mắt của một người nào đó gần đó, trực tiếp hoặc gián tiếp từ một bàn tay chưa rửa mà mà chạm vào một vật hoặc bề mặt bị ô nhiễm.
Khi một bệnh nhân được chẩn đoán mắc Covid-19 đang hồi phục tại nhà, họ và những người chăm sóc họ được khuyên nên đeo khẩu trang khi ở cùng phòng. Các quan chức ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan cũng khuyên những người khỏe mạnh đeo khẩu trang trong một số tình huống khác, chẳng hạn như ở những nơi đông người như xe buýt hoặc tàu điện ngầm.
4. Các nhân viên y tế sử dụng mặt nạ, khẩu trang như thế nào?
Các quy trình y tế quy định rằng bệnh nhân nghi nhiễm virus Covid-19 phải được cách ly và đeo mặt nạ, khẩu trang thường xuyên. Đây thường sẽ là loại khẩu trang được đeo bởi các bác sĩ phẫu thuật với kích cỡ phù hợp. Điều này là để bảo vệ người khác bằng cách bẫy các giọt hô hấp có chứa virus ở lại trong lớp màng khẩu trang. Những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay trực tiếp điều trị những bệnh nhân như vậy hoặc với các trường hợp được xác nhận là dương tính được hướng dẫn đeo mặt nạ tinh vi hơn gọi là mặt nạ phòng độc. Chúng được thiết kế để bảo vệ người dùng.
Mặt nạ phòng độc được thiết kế để ngăn chặn không chỉ các giọt hô hấp mà cả các hạt khí nhỏ hơn có thể mang các tác nhân truyền nhiễm và trôi nổi trong không khí.
5. Mặt nạ phòng độc khác mặt nạ, khẩu trang bình thường như thế nào?
Mặt nạ phòng độc có các kích cỡ khác nhau để chúng có thể phù hợp với khuôn mặt của người đeo. Điều đó buộc người dùng phải hít thở, lấy không khí qua bộ lọc trên thiết bị thay vì qua các khoảng trống ở hai bên. Chúng được thiết kế để ngăn chặn không chỉ các giọt hô hấp mà cả các hạt khí nhỏ hơn có thể mang các tác nhân truyền nhiễm và trôi nổi trong không khí.
Mặc dù tốt như vậy nhưng mặt nạ phòng độc thường không thoải mái khi đeo trong thời gian dài. Bên trong mặt nạ nhiệt lượng sẽ tăng lên và gây áp lực lên người sử dụng, và một số người thấy chúng gây khó thở, điều này có thể khiến chúng không phù hợp với những người mắc bệnh tim hay bệnh về đường hô hấp.
6. Có những nhược điểm khi đeo khẩu trang?
Những người không được đào tạo về cách sử dụng mặt nạ hay khẩu trang có xu hướng chạm vào mặt họ rất nhiều, điều này có thể làm tăng khả năng bị nhiễm corona virus. WHO nhấn mạnh rằng nếu bạn sẽ sử dụng khẩu trang, điều quan trọng là phải làm một cách chính xác: đeo chúng bằng tay sạch, loại bỏ chúng từ phía sau mà không chạm vào mặt trước và rửa tay sau đó, không bao giờ sử dụng lại mặt nạ sử dụng một lần và vứt bỏ chúng đúng cách.