Sự thật: 99% chúng ta không thể liếm được cùi chỏ. Lý do là gì, bạn biết không?
Tại sao bạn không thể liếm trúng được khuỷu tay, chỗ cùi chỏ ấy? Có lý do cả đấy.
"Bạn không thể liếm cùi chỏ" - cái sự thật này nghe quen quá đúng không. Dám cá rằng lần đầu tiên nghe thấy câu này, ai cũng sẽ thử tự làm luôn và ngay, không chút do dự.
Nhưng nghe quen vậy, bạn có biết lý do vì sao mình không thể làm được điều đó không? Và tại sao có người, dù là số ít thôi, lại làm được chuyện không tưởng này?
Tại sao chúng ta không thể liếm đến khuỷu tay?
Khi bạn thử uốn khuỷu tay lên miệng, bạn sẽ thấy có một khoảng cách đúng kiểu "xa tận chân trời gần ngay trước mắt" giữa tay và lưỡi của bạn.
Nguyên do là bởi vì khớp xương của chúng ta có dạng giống như cánh cửa, trong đó dây chằng và sụn đóng vai trò là bản lề.
Với chúng, rất khó để khớp xương có thể uốn quá mức cần thiết được. Nếu vẫn muốn liếm, bạn có thể.... tự làm chệch khớp vai, hoặc ngồi trách bố mẹ vì sao lưỡi bạn không dài thêm vài phân.
Có quả lưỡi này thì...
...bá cháy luôn!
Tuy nhiên, tại sao vẫn có những siêu nhân làm được chuyện này? Để giải thích, chúng ta phải đi từ giai đoạn mới sinh ra cơ.
Trẻ em khi sinh ra, cơ bắp và xương khớp chưa thể phát triển. Đây chính là giai đoạn xương khớp của bạn cực kỳ dẻo dai, có thể làm những chuyện mà khi lớn lên được cho là điều không tưởng với nhiều người. Chẳng hạn như xoạc chân, uốn cong ngửa người sao cho lòng bàn tay và chân đều vững trên đất...
Khó...
Vẫn khó...
Đến đây bạn hiểu rồi chứ? Những người duy trì luyện tập sự dẻo dai của xương khớp từ nhỏ đến lớn - yoga, gym, aerobic... thường có tỉ lệ... liếm trúng khuỷu tay cao hơn. Còn nếu không tập luyện thì khi lớn lên, xương khớp trở nên rắn chắc và thiếu đi tính linh hoạt.
Ngoài ra, một số trường hợp mang cấu trúc xương khớp linh hoạt bẩm sinh cũng làm được chuyện này.
Bạn thì sao? Liệu bạn có liếm được khuỷu tay không? Để lại bình luận nhé.