Sự nghiệp thất bại tới nỗi trầm cảm, thanh niên tìm đến game online: Chơi 8h/ngày, tự giam hãm thanh xuân ở giai đoạn quan trọng của cuộc đời

25/08/2021 10:33 AM | Kinh doanh

Khi triển vọng nghề nghiệp không tốt, nhiều người trẻ từ bỏ công việc thực chuyển sang thế giới ảo...

David Mullings học trường kinh doanh tại Đại học Miami và thành lập công ty đầu tiên thuộc lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số. Năm 2011, anh trai của Mullings cũng tham gia góp vốn vào công ty. Năm 2013, cả hai đã thực hiện thỏa thuận lớn đầu tiên, mua lại 80% cổ phần của một nhà sản xuất ứng dụng di động có trụ sở tại Tampa. Đây là một bước đi sai lầm, một năm sau đó, công ty phá sản và nhấn chìm mọi nỗ lực của họ.

Chứng trầm cảm bắt đầu xuất hiện, rồi anh tìm đến game Destiny (game bắn súng góc nhìn thứ nhất). Nó làm anh say mê, khiến anh tin mình rất giỏi trong trò chơi này.

Mullings chơi Destiny tới 8 giờ mỗi ngày. Càng ngày càng lún sâu, anh ta đã rơi vào một "cái bẫy" rất phổ biến được các nhà nghiên cứu chỉ ra ở hiện tượng nghiện game, trong đó công việc bị gác lại hoặc lờ đi và cuối cùng được thay thế các trò chơi điện tử đầy hấp dẫn.

Một thống kê đáng lo ngại về những người trẻ rời xa lực lượng lao động ở Mỹ trong vòng 15 năm. Từ năm 2000 đến năm 2015, tỷ lệ việc làm của nam giới ở độ tuổi 20 không có bằng cấp đại học đã giảm 10 điểm phần trăm, từ 82% xuống 72%.

Vào năm 2015, trong khi tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc giảm xuống còn 5% và nền kinh tế Mỹ có thêm 2,7 triệu việc làm mới, thì đáng chú ý là 22% nam giới trong nhóm này đã nói với những người khảo sát rằng họ hoàn toàn không làm việc trong 12 tháng trước đó. Trở lại năm 2000, con số đó chưa đến 10%.

Erik Hurst, một nhà kinh tế học tại Đại học Chicago, đã nghiên cứu và đưa ra những nhận định rõ ràng hơn khi cho biết vào năm 2015, hơn một nửa trong 22% thành phần thanh niên kể trên sống với cha mẹ hoặc người thân, không ra khỏi nhà, không kết hôn. Hurst cho rằng những gì họ đang làm là chơi trò chơi điện tử.

Số giờ nam thanh niên dành cho công việc giảm xuống trong những năm 2000, số giờ dành cho các hoạt động giải trí đã tăng gần như tương ứng. Trong cơ cấu dân số, thanh niên đang trì hoãn việc làm hoặc cắt giảm giờ làm để dành nhiều thời gian hơn cho trò chơi điện tử.

Những người giống như David Mullings ngày nay thường ưu tiên tìm kiếm những công việc bán thời gian, họ mong muốn một công việc càng ít giờ làm nhất để có thể dành cho những nhân vật trong game nhiều nhất. Đối với họ, bất kỳ một giờ làm việc nào cũng đều quá dài, đặc biệt đối với những người có các phương tiện chơi game tân tiến nhất.

Thanh niên thất bại tìm lại chính mình trong trò chơi điện tử : Rơi vào cạm bẫy trì trệ, làm việc bán thời gian để chơi game nhiều hơn, tự giam hãm thanh xuân ở giai đoạn quan trọng của cuộc đời - Ảnh 1.

Vào tháng 5 năm 2016, Guillaume, 26 tuổi hoàn thành khóa đào tạo cao học về luật kinh doanh. Vài tháng sau, anh ta quyết định rằng anh ta không muốn làm việc trong ngành luật nữa; anh ấy muốn chơi trò chơi điện tử. Guillaume thích các trò chơi phiêu lưu, cho phép người chơi đắm mình vào thế giới kỳ thú và xa lạ. Nhiều game thủ cho rằng họ hài lòng với quyết định làm việc ít hơn và chơi game nhiều hơn.

Những người đàn ông trẻ ở ngoài lực lượng lao động và chơi trò chơi điện tử trong khi cha mẹ họ cung cấp thức ăn, chỗ ở và bảo hiểm y tế - cũng muốn thay đổi . Tuy nhiên, không làm việc trong một giai đoạn quan trọng của cuộc đời - giai đoạn đầu trưởng thành, khi tình bạn và mối quan hệ dễ được tạo dựng hơn, kinh nghiệm và kỹ năng được trau dồi, những game thủ như vậy rất khó để xây dựng tương lai.

Bản năng của loài người, được lập trình để coi công việc là một thành phần quan trọng của tuổi trưởng thành và là nghĩa vụ của các thành viên có ích trong xã hội. Thật đáng ngại khi nghĩ đến việc mọi người dành cả cuộc đời của họ để chôn vùi trong những trò chơi ảo ảnh.

Sự suy thoái kinh tế của vài thập kỷ qua khiến thị trường lao động trở nên khó khăn hơn đối với giới trẻ. Quá trình suy thoái kinh tế phần tồi tệ hơn đối với những người lao động trẻ tuổi tốt nghiệp đại học kể từ những năm 1990-2000. Nghĩa là những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp hiện giờ kiếm được mức lương xấp xỉ mức lương của những sinh viên mới ra trường cách đây 20 năm.

"Tình trạng thiếu việc làm" đã tăng đều đặn kể từ đầu thiên niên kỷ đẩy nhiều thanh niên chán nản với công việc không tương xứng với kỳ vọng vào "một lối thoát khỏi thực tế" và "tìm lại chính mình". Đó là chơi game.

Emily sống ở một thị trấn nhỏ không xa Pittsburgh, Pennsylvania. Năm 2013, cô tốt nghiệp đại học và nhận công việc tại một công ty tiếp thị - một công việc tồi tệ mà cô rời đi sau vài tháng. Cô ấy đã nộp đơn cho các công việc kỹ thuật công nghệ nhưng nhận thấy rằng ngay cả những vị trí đó cũng có xu hướng dành cho những người đã có kinh nghiệm.

Emily là một fan hâm mộ của tựa game Fallout: một loạt trò chơi nhập vai lấy bối cảnh tương lai, sau ngày tận thế hạt nhân. Những thành tựu trong game cho phép cô ấy cảm thấy rằng cô ấy đang đạt được điều gì đó tích cực vào thời điểm mà hầu hết mọi thứ đang diễn ra sai lầm.

Sau nhiều tháng thất nghiệp, Emily tìm được công việc thu ngân cho một cửa hàng địa phương, một vị trí mà cô được đánh giá cao. Cô ấy ở đó hơn một năm, được thăng chức, nhưng dù sao vẫn mắc kẹt trong một công việc rất khác so với những gì cô ấy mong đợi. Đầu năm 2016, vận may của cô xoay chuyển, sau hàng tá đơn xin việc và các vòng phỏng vấn cuối cùng, cô tìm được một công việc trong ngành tiếp thị.

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn thoát ra khỏi vũng lầy của những trò chơi điện tử như Emily!

Ngọc Đức

Cùng chuyên mục
XEM