Sự nghèo nàn của một thế hệ không quá đáng sợ, khủng khiếp nhất là sự nghèo nàn ấy truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: Chỉ có tri thức mới thay đổi vận mệnh!

18/11/2020 14:22 PM | Sống

Có ba yếu tố ảnh hưởng đến sự giàu có của một người là bẩm sinh, may mắn và chăm chỉ. Chúng ta không thể quyết định việc sinh ra trong gia đình nghèo hay giàu và may rủi. Tất cả những gì chúng ta có thể nắm bắt là sự chăm chỉ. Nếu sinh ra trong gia đình thiếu thốn, làm việc chăm chỉ có thể không thành công, nhưng lười biếng thì chắc chắn sẽ không thành công.

Có một câu hỏi mà tôi nghĩ ai cũng từng hỏi bản thân rằng: Bấy lâu nay tôi đã làm việc chăm chỉ, vậy tại sao tôi vẫn nghèo?

Theo bạn, điều gì quyết định cuộc sống nghèo hay giàu?

 Nhiều người nói: Bạn nghèo vì bạn làm việc không đủ chăm chỉ hay bạn nghèo vì bạn không sở hữu tư duy của người giàu. Không hẳn thế.

Liệu chúng ta có thể thành công nếu có tư duy và sự chăm chỉ của người giàu hay không?

01

Cách đây một thời gian, bộ phim tài liệu Hong Kong có tên tiếng Anh là "Rich Mate Poor Mate" rất hot và bây giờ nó vẫn chứa đựng ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Chương trình đã mời các doanh nhân giàu có, luật sư, con của những triệu phú và những người khác cùng trải nghiệm cuộc sống của người nghèo. Họ được trải nghiệm làm làm công nhân vệ sinh, người vô gia cư và làm những công việc lương thấp theo giờ. Họ không được sử dụng tiền có sẵn của chính mình, không thể quẹt thẻ và không có các mối quan hệ đã xây dựng từ trước. Với kiến ​​thức và trí tuệ, liệu họ có thể thay đổi số phận của mình trong một môi trường nghèo khó?

Sự nghèo nàn của một thế hệ không quá đáng sợ, khủng khiếp nhất là sự nghèo nàn ấy truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: Chỉ có tri thức mới thay đổi vận mệnh!  - Ảnh 1.

Tình tiết ấn tượng là trải nghiệm của chính trị gia kiêm doanh nhân Hong Kong Điền Bắc Thần. Ông sinh ra trong một gia đình có cha là "vua quần tây" của Hong Kong, còn mẹ xuất thân trong một gia đình danh giá.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard, ông còn thành lập đế chế thời trang của riêng mình với hơn 700 chi nhánh trên khắp thế giới.

Trong chương trình, ông ta được trải nghiệm công việc của một người dọn dẹp với mức lương một giờ chỉ 25 đô la Hồng Kông và làm ở những nơi không mấy sạch sẽ. Trước khi đi, ông ấy nói một cách lạc quan: "Tôi luôn tin tưởng vào thị trường tự do và có thể nói, nhiều người yếu kém phải bị đào thải. Nếu bạn có tinh thần chiến đấu, dù có là kẻ yếu cũng có thể trở nên mạnh mẽ."

Một người khác, Du Tiêm Vượng là nơi có nhiều chuồng trại nhất ở Hong Kong. Ông làm công nhân vệ sinh và chỉ được sống trong căn nhà lồng rộng 1,67m2 ở một "khu ổ chuột" với giá thuê hàng tháng là 1.300 đô la Hồng Kông cách đây 10 năm.

Cứ mỗi tấc đất là tấc vàng, riêng tiền thuê nhà đã tiêu gần hết lương. Vào 6h15 sáng, ông phải vội vã làm việc và chỉ có thể bắt xe về nhà lúc đêm khuya. Giá vé là khoảng 40 nghìn đồng mà ông ấy chỉ sống bằng 150 nghìn một ngày, ông thốt lên: Làm sao tôi có thể có nhiều tiền để trả tiền vé này đây?

Ông từng là chủ tịch của Tổng công ty Đường sắt Kowloon-Canton, nhưng ông không chấp nhận chi phí này. Ông chợt thốt ra: "Tiền vé như thế này khác nào giết chết cuộc sống của người nghèo!"

Ông cũng thấy rằng nghề dọn dẹp cũng là một công việc đòi hỏi có kỹ thuật và công sức. Rất nhiều thùng rác nên được dọn sạch trước 8 giờ và ông ta dọn sạch hai thùng mất nửa giờ. Với công việc nặng nhọc và liên tục này, ông đã hoa mắt, chóng mặt, đau lưng. Thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả nhưng tiền lương đổi lại chỉ đủ chi tiêu khiến ông thất vọng. Bữa trưa, ông ấy chỉ dám chọn loại rẻ nhất để mua và bạn biết đấy, tiền nào thì của đó, đồ ăn ông mua được rất khó nuốt và chẳng ngon lành gì.

Cuối cùng sau 9 tiếng làm việc thì ông cũng được tan làm. Nhưng ông rất ngạc nhiên khi thấy đồng nghiệp của mình không nghỉ mà phải làm thêm công việc thứ hai vì nếu làm mỗi công việc này thì lương không đủ sống. Do đó, họ cắm đầu làm lụng quên thời gian, quên ăn quên ngủ cốt để kiếm tiền.

Chỉ sau vài ngày, bị lừa gạt, ức hiếp và bóc lột, ông dần mất đi hy vọng. Ông làm việc chăm chỉ nhưng để giải quyết vấn đề hôm nay ăn gì chứ không còn tâm trí nghĩ đến chuyện tương lai.

Sau khi trở lại thân phận một người giàu có, ông ta đã nói rất nhiều lời tuy đau lòng nhưng thực tế:

Họ rất siêng năng, công việc họ làm có kỹ thuật nhưng đóng góp của họ rõ ràng là không tương xứng với mức lương họ có. Thế giới đang trừng phạt những người không học hành rất nghiêm khắc. Và đây là một hình phạt rõ nét nhất.

Tư duy của người giàu không có tác dụng trong điều kiện nghèo đói.

Không phải tất cả mọi người trên thế giới này đều được sinh ra trong nhung lụa và giàu có, một số người đã cố gắng hết sức chỉ để tồn tại.

Vậy nên, đừng chỉ trích ai đó làm việc không đủ chăm chỉ.

Sự nghèo nàn của một thế hệ không quá đáng sợ, khủng khiếp nhất là sự nghèo nàn ấy truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: Chỉ có tri thức mới thay đổi vận mệnh!  - Ảnh 2.

02

Những người trẻ nghèo khó có thể thoát nghèo không?

Brandon là một luật sư giàu có thuộc thế hệ 8X, tốt nghiệp từ một trường danh tiếng. Anh muốn trải nghiệm cuộc sống của con nhà nghèo ít học nên nam thanh niên này chọn lấy bằng cao đẳng rồi vừa học vừa làm. Brandon trải nghiệm là người không có trình độ học vấn cao, chỉ có thể làm những công việc chân tay nặng nhọc. Sau nhiều lần xoay sở, cuối cùng anh cũng có cơ hội trở thành nhân viên bán trà sữa.

Công việc mỗi ngày của anh là pha chế trà sữa bằng cách lắc mạnh ly chứa các nguyên liệu, cứ thế hết ly này đến ly khác, công việc có vẻ nhàm chán và đơn điệu.

"Công việc này làm tôi không nghĩ được gì khác. Thực sự không thể chắc chắn liệu nó có tương lai hay không. "

So với mức độ tiêu dùng cao thì tiền công của các quán trà sữa lại thấp một cách đáng thương.

Anh chia sẻ: "Nhiều người đi làm thuê kiếm tiền hàng ngày. Sau khi trừ chi phí sinh hoạt, họ không làm được bao nhiêu, cũng không tiết kiệm được tiền, họ cũng hơi buồn. Tôi đi làm lúc 3 giờ chiều và tan làm lúc 11, 12 giờ đêm. Làm sao tôi có cơ hội học tập?" Sau vài ngày trải nghiệm công việc với trình độ học vấn thấp, Brandon đã cảm nhận được thực tế của thế giới. Anh chia sẻ thêm: "Thường thì tôi sử dụng danh tính ban đầu của mình, mọi người sẽ tôn trọng tôi. Nhưng hôm nay tôi là nhân viên phụ quán trà sữa và tôi không nhận được sự tôn trọng của người khác". 

Những người có trình độ học vấn thấp có quá ít sự lựa chọn, kiếm sống là trạng thái bình thường của họ. Với họ, để thoát khỏi tình trạng nghèo khó thật không đơn giản chút nào. Khoảng cách giàu nghèo luôn tồn tại, nhưng bạn chỉ có thể cố gắng hết sức để giảm thiểu khoảng cách càng xa càng tốt.

03

Giáo dục luôn là cách tốt nhất để thoát nghèo. 

Tôi nhớ trong một bộ phim, anh trai của tên cướp đã nói với cảnh sát sau khi em trai mình bị cảnh sát giết chết: "Nghèo đói giống như một căn bệnh di truyền được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình tôi. Ông tôi chưa bao giờ được đi học, bố tôi chưa từng đọc sách và tôi cũng giống như họ. Tôi đi cướp chỉ để cho con trai tôi đang theo học ngành luật sư sẽ lấy đó làm gương, đừng đi cướp nữa".

Sự nghèo nàn của một thế hệ không phải là khủng khiếp. Mà điều khủng khiếp là việc nghèo nàn ấy lại truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và muốn thoát nghèo, học hành gần như là cách duy nhất. Nó cho phép bạn nắm vững thông tin, cải thiện tầm nhìn và tư duy của mình và trở thành bước đệm giúp bạn vươn lên một tầm cao mới.

Bạn biết đấy, bạn chỉ có thể nhìn thấy khung cảnh tráng lệ nhất khi bạn đứng trên núi cao chứ không phải ở mặt đất. Vậy nên, đừng phàn nàn việc học hành cực khổ, đó là cách nhanh nhất giúp bạn nhìn rõ thế giới hơn.

Schopenhauer đã viết trong cuốn "The Wisdom of Life": Có ba yếu tố ảnh hưởng đến sự giàu có của một người là bẩm sinh, may mắn và chăm chỉ.

Chúng ta không thể quyết định việc sinh ra trong gia đình nghèo hay giàu và may rủi. Tất cả những gì chúng ta có thể nắm bắt là sự chăm chỉ. Nếu sinh ra trong gia đình thiếu thốn, làm việc chăm chỉ có thể không thành công, nhưng lười biếng thì chắc chắn sẽ không thành công.

Có thể vạch xuất phát của bạn khác với những người khác, có thể nỗ lực nhất thời không thể đưa bạn ra khỏi cái nghèo, nhưng bạn không có lối thoát nào ngoài nỗ lực và chăm chỉ.

Chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ, bạn mới có thể có được tấm vé đến với cuộc sống mà bạn hằng mong ước. Quy luật sinh tồn trên thế giới này luôn là tri thức thay đổi vận mệnh.  

Sự nghèo nàn của một thế hệ không quá đáng sợ, khủng khiếp nhất là sự nghèo nàn ấy truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: Chỉ có tri thức mới thay đổi vận mệnh!  - Ảnh 3.

Tôi nhớ nhà văn Long Ứng Đài đã nói với con trai của mình rằng:

"Mẹ yêu cầu con học tập chăm chỉ không phải chỉ mong muốn con sẽ thành công hơn những người khác, mà vì hy vọng con có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai, tìm được công việc ý nghĩa, đúng với ước mơ mà không cần phải bắt buộc làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm.

Nếu con giỏi thì con sẽ có nhiều cơ hội, nắm quyền quyết định điều con muốn. Ngược lại, con không đủ khả năng thì hãy chấp nhận cuộc đời mình bị người khác điều khiển số phận.

Con muốn sở hữu thứ mà người khác không chạm tới, thì phải chấp nhận trả giá cho những nỗ lực mà người khác không thể, không có mục tiêu con sẽ không bao giờ có được hạnh phúc." May mắn thay, bây giờ chúng ta có cơ hội giáo dục bình đẳng và học tập chăm chỉ là con đường tắt nhanh nhất của chúng ta."

Hy vọng mọi người hãy nỗ lực học hành và làm việc để tương lai của chúg ta khởi sắc hơn. Hãy nhớ, thay đổi từng chút một sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong tương lai.

Tịnh Kỳ

Cùng chuyên mục
XEM