Sự lợi hại của lãi suất kép: Dành 5 triệu đồng/tháng để đầu tư vào cổ phiếu tốt, 20 năm sau các con số thu về sẽ làm bạn bất ngờ!
Tài chính cá nhân tức là: kiếm tiền, tiết kiệm tiền và đầu tư để tiền sinh ra tiền theo lãi kép, và từ đó chúng ta có được số tiền lớn, và đạt tự do về tài chính. Theo tính toán của ông Chánh, nếu mỗi tháng chúng ta tiết kiệm 5 triệu đồng, tức dành ra được 60 triệu đồng/năm để đầu tư, sau 20 năm với "quyền năng của lãi suất kép", tiền đẻ ra tiền, chúng ta có thể đạt được tự do tài chính. Cụ thể thì tiền đẻ ra tiền thế nào?
Ông Lâm Minh Chánh - nhà sáng lập và Chủ tịch Trường Đào tạo Quản trị Kinh doanh BizUni, đồng thời cũng được biết đến là một chuyên gia tài chính cá nhân, mới đây đã dành 2 tiếng đồng hồ chia sẻ trên trang cá nhân về tài chính và đầu tư và về sự lợi hại của lãi suất kép.
Lãi suất kép hiểu nôm na là "tiền đẻ ra tiền".
Ví dụ bạn có 1 tỷ đồng, đầu tư với lãi suất bình quân 15% trong vòng 20 năm, số tiền bạn thu về từ 1 tỷ ban đầu sẽ là:
Số tiền cuối kỳ = Số tiền đầu kỳ x (1 + Lãi suất) Số kỳ
Số tiền sau 20 năm = 1 tỷ đồng x (1 + 15%)20 = 16,366 tỷ đồng
Lấy ví dụ gần gũi hơn với mức thu nhập cũng như tiết kiệm của dân văn phòng hoặc những người làm công ăn lương, giả sử mỗi tháng lương bạn là 50 triệu đồng, bạn tiết kiệm được 5%, tức là triệu đồng, tức mỗi năm dành ra được 60 triệu đồng để đầu tư, nếu đầu tư với mức lãi suất 15%/năm và đầu tư trong 20 năm, số tiền cuối kỳ bạn thu được sau 20 năm sẽ là: 7.068.607.200 đồng.
Nếu như chúng ta có 500 triệu đồng vào năm đầu, thì số tiền thu được sau 20 năm sẽ là: 15.251.875.897 đồng.
Lúc đó chúng ta không cần phải đầu tư tiền hàng năm nữa. Số tiền đã tích lũy được: 15.251.875.897 đồng sẽ sinh cho chúng ta tiền lãi hàng tháng = 15.251.875.897* 15% = 2.287.781.384 đồng, tương đương mức thu nhập thụ đồng 190.648.448 đồng/tháng.
Nếu tính thêm mức lạm phát (trượt giá) trung bình 4%/năm, số tiền 190.648.448 đồng mỗi tháng vào thời điểm 20 năm sau sẽ tương đương:
= 190.648.448 đồng /[(1+4%)20]= 87.009.463 đồng
Tức là, với giả định tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức 4%/năm, số tiền lãi 190 triệu đồng/năm chúng ta có trong 20 năm sau sẽ tương đương với giá trị của 87 triệu đồng ở thời điểm hiện tại. Khi đó chúng ta tự do về tài chính, tức không cần làm nữa mà vẫn có thu nhập bằng hoặc cao hơn mức thu nhập khi chúng ta đi làm.
Tài chính cá nhân là cách chúng ta làm ra tiền nhiều nhất, sử dụng khôn ngoan, tiết kiệm trước khi sử dụng, dư tiền phải biết cách giữ tiền, bảo vệ tiền, và biết cách đầu tư để tiền sinh ra tiền.
Để tiền sinh ra tiền, chúng ta nên chọn đầu tư chứng khoán dài hạn, bằng cách chọn cổ phiếu đạt 2 điều kiện là doanh nghiệp tốt và cổ phiếu tốt.
Sau cuộc lên mạnh và xuống mạnh thời 2006 – 2008, thì chứng khoán Việt Nam đã bắt đầu "trưởng thành" hơn. Một số cổ phiếu hàng đầu của Việt Nam có tỷ suất lợi nhuận dài hạn lên đến mức 25%- 40%/năm, ví dụ như
- Cổ phiếu MWG của công ty Thế Giới Di Động, có giá đóng cửa điều chỉnh ngày 29/1/2016: 26.16, giá ĐCĐC ngày 29/1/2021: 132.7. Tỷ suất lợi nhuận = 38.3%/năm
- Cổ phiếu HPG của công ty Hòa Phát có giá đóng cửa điều chỉnh ngày 29/1/2016: 6.5, giá ĐCĐC ngày 29/1/2021: 39.1. Tỷ suất lợi nhuận năm = 43.21%/năm.
- Cổ phiếu PNJ của công ty Vàng bạc Phú Nhuận có giá đóng cửa điều chỉnh ngày 29/1/2016: 19.98, giá ĐCĐC ngày 29/1/2021:83.1. Tỷ suất lợi nhuận năm = 32.98%/năm.
Cổ phiết tốt có tỷ suất lợi nhuận cao như vậy, nhưng hầu hết các nhà đầu tư vào cổ phiều hầu như không đạt mức tỷ suất lợi nhuận cao đó. Bởi gần hầu hết nhà đầu tư cá nhân đều chọn đầu tư ngắn hạn, sa đà vào chuyện mua bán và vì thế mà kết quả lời lỗ thất thường, rủi ro lại cao.
Phương pháp đầu tư phù hợp với nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp là phương pháp đầu tư dài hạn mua và giữ. Nhà đầu tư áp dụng phương pháp này có thể xuống tiền đầu tư hàng năm, hàng tháng.
Phương pháp này cụ thể như sau: Chọn cổ phiếu đạt 2 điều kiện là doanh nghiệp tốt và cổ phiếu tốt.
Doanh nghiếp tốt đạt những tiêu chuẩn khắt khe trong vòng 3-5 năm gần nhất về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu >15%, nhìn xem sự tăng trưởng, ổn định của doanh số và lợi nhuận, về chỉ số đòn bẩy và số chỉ số tài chính quan trọng khác. Cổ phiếu tốt là cổ phiếu có giá tăng trưởng trong 5 năm gần nhất. Tỷ suất lợi nhuận đo bằng giá đóng cửa phải lớn 15%/năm.
Trên thị trường Việt Nam hiện có khoảng 30-40 cổ phiếu đạt được 2 tiêu chuẩn cổ phiếu và doanh ngiệp tốt. Chọn 7 – 12 cổ phiếu khác ngành trong số các cổ phiếu trên, chúng ta sẽ có 1 danh mục đầu tư tốt. Dĩ nhiên chúng ta phải thay đổi cổ phiếu khi có tin bất thường, và luôn xem lại danh mục vào cuối mỗi 6 tháng.
Phương pháp đầu tư này sẽ cho chúng ta tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng hàng năm khá cao. Trong năm 2020 hơn 900 nhà đầu tư F0, học viên của khóa Đầu tư Cổ phiếu dài hạn đã áp dụng và đã đạt mức 20%-35%/năm. Tuy vậy, vì tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán mỗi năm biến thiên khác nhau nên chúng ta cần phải biết cách giảm sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận hàng năm bằng các phương cách sau: chọn cổ phiếu có độ biến động về giá thấp, đa dạng hóa danh mục đầu tư, và đầu tư trong thời gian dài hạn.