Sử dụng thời gian là một nghệ thuật: Khuôn mẫu tiêu xài thời gian chung của những người KHÔNG CÓ NĂNG LỰC

20/02/2022 09:15 AM | Sống

Những người không có năng lực thì càng thích dành nhiều thời gian cho những chuyện sau.

Bạn có thường xuyên làm điều này không?

Lo âu cả một ngày chỉ vì một cái nhìn hay một lời nói của người khác;

Trong khi vừa thư giãn, thưởng thức phim vào cuối tuần, ta vừa đau đáu nghĩ về kế hoạch công việc chưa hoàn thành;

Chỉ phạm phải một sai lầm nhỏ nhất cũng khiến bạn bị ám ảnh cả ngày trời.

Cơ thể không vận động gì nhưng đầu óc thì lại suy nghĩ lung tung, nhiều lúc muốn thư giãn nhưng lại càng thấy mệt mỏi hơn.

(1)

Hiện tượng suy kiệt về thể chất và tinh thần ở trên, nói một cách chuyên môn hơn, đó là bong bóng cảm xúc tiêu cực.

Bong bóng cảm xúc tiêu cực là gì?

Nói một cách đơn giản, đó là khoảng cách giữa thực tế và trí tưởng tượng.

Bên ngoài giấc mơ, những nỗi sợ hãi, khó chịu mà chúng ta tưởng tượng và phóng đại chúng lên đều thuộc phạm trù của bong bóng cảm xúc.

Để đạt được khả năng quản lý cảm xúc tốt hơn, chúng ta cần làm vỡ những bong bóng này.

Chủ đề về quản lý cảm xúc đã được nhiều người thảo luận, nhưng chính xác thì quản lý cảm xúc là gì và mục đích cuối cùng mong muốn đạt được là gì?

Có thể câu trả lời của mỗi người là khác nhau, nhưng dùng một từ hiện đại để hình dung, đó chính là "tự do cảm xúc".

Tự do cảm xúc là gì?

Có nghĩa là trong quá trình trưởng thành, ta có thể nhìn thấu được cảm xúc vui buồn của những người không liên quan.

Ngay cả khi bạn bị ghét, thế giới của bạn vẫn có thể hoạt động tự do; cảm xúc của người khác sẽ không làm tổn hại đến sự tự tin của bạn.

Nói rộng hơn, tự do cảm xúc là khả năng đón nhận và bao dung mọi cảm xúc của bạn.

Đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực, hãy chấp nhận sự tồn tại của chúng và học cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Cảnh giới cao nhất của quản lý cảm xúc là tự do cảm xúc.

Sử dụng thời gian là một nghệ thuật: Khuôn mẫu tiêu xài thời gian chung của những người không có năng lực - Ảnh 1.

(2)

Quản lý cảm xúc có thể được chia thành ba cấp độ.

Cấp độ một: Bộc phát cảm xúc tùy ý không chút cố kỵ.

Cấp độ này hiếm khi xuất hiện trong thế giới của đại đa số người trưởng thành, bởi vì sau khi trải qua sự rèn luyện của thời gian, mọi người đều đã qua cái tuổi bộc lộ cảm xúc theo ý muốn từ lâu.

Nhưng chúng ta có thể thấy sự tự do cảm xúc nguyên thủy nhất này ở trẻ em.

Ví dụ, một em bé sẽ khóc khi đói để bày tỏ nhu cầu của mình;

Một đứa trẻ, để được bố mẹ mua đồ chơi cho mình, sẽ nằng nặc ở lại siêu thị không đi, thậm chí nằm bò ra đất ngủ lại, đây chính là biểu hiện của việc bộc lộ cảm xúc.

Nhưng trong thế giới người lớn, có một câu nói đặc biệt hay: "Đừng bộc lộ cảm xúc của mình nếu bạn không có khả năng kiểm soát mọi chuyện".

Theo thời gian, chúng ta trở nên trưởng thành, hiểu chuyện hơn, bắt đầu học cách quản lý cảm xúc của mình, và do đó chuyển sang cấp độ thứ hai của quản lý cảm xúc.

Cấp độ hai: Có khả năng kiềm chế, học cách kiềm chế cảm xúc.

"Thế giới tốt đẹp như thế mà tôi lại hay cáu gắt, điều này thật không tốt, không tốt." Đây là câu nói kinh điển của Tú Tài trong "Võ lâm ngoại truyện" tự nói với mình mỗi khi định nổi nóng.

Đây cũng là một trong những cách phổ biến nhất để kiểm soát cảm xúc của chúng ta, ngăn chúng ta đưa ra phán đoán khi mà cảm xúc đạt đỉnh từ đó tránh được những hành vi phi lý trí.

Tất nhiên, mọi người đều có những cách khác nhau để kiểm soát cảm xúc.

Nhưng trong cuộc sống, ai mà không gặp phải một vài điều phiền muộn.

Cảm xúc tiêu cực giống như cái bóng dưới ánh mặt trời, không thể nào loại bỏ hoàn toàn được, nếu cố làm điều ấy sẽ chỉ khiến chúng dội ngược lại.

Nếu chúng ta không thể trút bỏ những cảm xúc tiêu cực của mình một cách kịp thời và hợp lý, khi gặp phiền phức chúng ta sẽ luôn mang tâm lý "Chịu thiệt thòi là hạnh phúc".

Những cảm xúc tiêu cực không thể phát tiết, tích tụ ngày càng nhiều trong lòng sẽ trở thành một quả bom hẹn giờ chực chờ bùng nổ.

Cấp độ ba: Biết cách trút bỏ cảm xúc.

Bất kỳ cảm xúc nào, dù tích cực hay tiêu cực, đều trung lập và hữu ích!

Mọi người đều biết những lợi ích của cảm xúc tích cực rồi nên chúng ta sẽ không đi vào chi tiết nữa mà hãy tập trung vào lợi ích của cảm xúc tiêu cực là gì:

Sợ hãi: Giúp bạn nhanh chóng xác định nguy hiểm và tránh xa những thứ có nguy cơ cao để đảm bảo an toàn cho bản thân;

Ghen tị: Giúp bạn nhìn thấy khoảng cách giữa mình và người khác, để tìm ra mục tiêu mới và hướng đi mới cho chính mình;

Lo lắng: Ở một mức độ nào đó, lo lắng bằng với trách nhiệm, lo lắng sẽ thúc đẩy chúng ta luôn lập kế hoạch trước và sẵn sàng lập kế hoạch cho tương lai. Nỗi sợ sẽ giúp chúng ta đánh thức sự chú ý đối với một điều gì đó;

Giận dữ: Thể hiện sự tức giận một cách thích hợp sẽ cho người khác thấy điểm mấu chốt của bạn, giúp bảo vệ quyền lợi của bạn một cách hợp lý;

Thậm chí, có những lúc cơn giận còn khơi dậy tinh thần chiến đấu, khiến mong muốn đạt được mục đích của bạn trở nên cấp thiết hơn.

Tất nhiên, tất cả những cảm xúc tiêu cực trên cần được thể hiện trong một phạm vi hợp lý.

Ngay cả với những cảm xúc tích cực, không phải cứ càng nhiều càng tốt, chẳng phải có câu "vui quá hóa buồn" đó sao?

Khi cảm xúc tiêu cực xuất hiện, đừng cảm thấy tồi tệ về chúng và đừng sợ hãi.

Thay vào đó, bạn nên nghĩ về cách dung hòa và trút bỏ những cảm xúc tiêu cực, học quản lý và trút bỏ cảm xúc đúng cách thay vì phớt lờ sự tồn tại của những cảm xúc tiêu cực.

Sử dụng thời gian là một nghệ thuật: Khuôn mẫu tiêu xài thời gian chung của những người không có năng lực - Ảnh 2.

(3)

Vậy làm thế nào để chúng ta đạt được quản lý cảm xúc cá nhân và đạt được mức độ tự do cảm xúc thứ ba?

Hãy cùng xem lại các phương pháp quản lý cảm xúc đã được đề cập trước đó trong bài viết này.

1) Loại bỏ bong bóng cảm xúc

Khi xảy ra chuyện, đừng vội nổi nóng.

Trước tiên, hãy phán đoán xem vấn đề này có thực sự tồn tại hay không, đừng phóng đại những cảm xúc tiêu cực của bạn để rồi bị dắt mũi.

2) Tìm một lối thoát để trút bỏ cảm xúc của bạn

Mỗi người đều có những cách khác nhau để giải tỏa cảm xúc của mình, chẳng hạn như chạy bộ, nói chuyện, nghe nhạc, la hét,... miễn là bạn cảm thấy rằng một phương pháp nào đó hữu hiệu với mình.

Lưu ý rằng, chúng ta cần tìm ra lối thoát cho cảm xúc của mình nhưng không thể gây tổn hại cho người khác, cũng như lại gây thêm một lần thương tổn cho chính mình.

3) Chuyển biến cảm xúc của chúng ta bằng cách thay đổi cách môi trường

Những phương pháp quản lý cảm xúc được đề cập trong bài viết đều đã được chứng minh là có hiệu quả trong thực tế kiểm nghiệm.

Bạn có biết thứ gì lây lan nhanh hơn cả vi rút cúm không?

Đó là cảm xúc của con người.

Trong tâm lý học có một khái niệm gọi là "lây nhiễm cảm xúc", có nghĩa cảm xúc giữa người với người có thể lây cho nhau.

Thật khó để trở nên tích cực hơn khi xung quanh bạn là năng lượng tiêu cực.

Tâm trạng vui vẻ khiến chúng ta làm mọi việc hiệu quả với ít công sức hơn. Hành động tích cực sẽ đem đến cảm xúc tích cực

Khi bạn thẳng lưng, bạn trở nên tự tin hơn; khi bạn càng đọc sách, bạn sẽ cảm thấy mình càng giỏi lên.

4) Kiên trì thực hành phương pháp cảm xúc ABC

Phương pháp ABC về cảm xúc, được biết đến như là chiếc chìa khóa vạn năng của quản lý cảm xúc.

Người sáng lập Albert Ellis, tin rằng:

Chính vì một số niềm tin vô lý mà chúng ta thường mắc phải đã khiến chúng ta đau khổ về cảm xúc.

Và những niềm tin phi lý này thậm chí có thể gây ra trở ngại về cảm xúc theo thời gian.

Trong phương pháp ABC về cảm xúc:

A (activating event ) đề cập đến một sự kiện cụ thể;

B (belief) thể hiện sự hiểu biết của chúng tôi về vấn đề này;

C (consequence) là trạng thái cảm xúc cuối cùng và kết quả hành vi.

Lấy ví dụ đơn giản nhất về việc giẫm lên cứt chó.

Giả sử bạn vô tình giẫm phải cứt chó, đây là sự việc A, bạn cảm thấy rất xui xẻo, đó là nhận thức B, và sau đó tức giận là cảm xúc C.

Nhưng một số người cho rằng giẫm phải cứt chó sẽ mang lại may mắn, đây là điểm B của họ, và kết quả C đạt được là hạnh phúc.

Bạn thấy đó, với một điều tương tự, khi chúng ta thay đổi cách nhìn của chúng ta và tìm hiểu sự vật sự việc ấy từ một góc độ khác, cảm xúc có thể thay đổi một cách đáng kinh ngạc.

Chekhov từng nói:

"Nếu bạn có một cái gai trong ngón tay của mình, bạn nên vui mừng, thật tốt vì cái gai không ở trong mắt của bạn. "

Nghe thì có vẻ hơi nực cười nhưng khi nghĩ lại sẽ thấy rất có lý.

Suy cho cùng, thiệt hại thực tế đã xảy ra rồi, thì cớ gì lại vì nhận thức về cái sai đó mà khiến bản thân chịu thêm tổn thương thứ cấp về mặt cảm xúc?

Giống như lực hấp dẫn, khi bạn chỉ quan tâm vào những điều tốt đẹp, tất cả những điều tốt đẹp sẽ hướng về phía bạn.

Đình Trọng

Cùng chuyên mục
XEM