Stress có thật sự đáng sợ như bạn nghĩ? Tăng sức đề kháng và sống lâu hơn nhờ chiến thắng stress là giải pháp đã được khoa học chứng minh
Liệu stress có thật sự chỉ là một vết đen trong cuộc đời và khiến bạn xuống dốc? Hay những căng thẳng và trầm uất kéo dài này sẽ mang đến cho bạn những bất ngờ hơn thế? Đừng vội phủ nhận! Khoa học đã chứng minh stress có thể khiến bạn sống tốt hơn nếu vượt qua nó đúng cách.
Không khó để tìm thấy những tiêu đề tin tức ăn khách nhất hiện nay như: Giảm stress ngay với? X cách để chấm dứt stress? Tác hại của stress với cuộc sống của bạn?… Tỉnh táo lên nào! Những tiêu đề kiểu vậy chỉ giúp các nhà thuốc, các phòng tập gym và trung tâm tư vấn tâm lý thêm đắt khách còn chẳng ai quan tâm đến vấn đề của bạn đâu.
Nhiều nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng những biện pháp giúp giảm stress bằng thuốc hay trị liệu tâm lý chỉ thứ giả dược khiến bạn quên đi bản chất vấn đề. Chiến thắng stress một cách tự nhiên sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ hơn thế.
Khi những gì chúng ta biết về stress đều là sai lầm?
Hầu hết chúng ta đều coi stress là một tình huống không mong muốn trong cuộc sống và lo lắng bởi khả năng đe dọa của chúng đến thế cân bằng tạm thời của cuộc sống quanh mình. Chúng ta đè nén, dập tắt và dùng mọi cách để chấm dứt nó bất kể đúng sai.
Tuy nhiên từ góc nhìn khoa học mà nói, stress cũng như cơn cảm cúm của tâm lý, đó là phản ứng bình thường của cơ thể để nhắc nhở bạn rằng cơ thể bạn cần thêm sức mạnh và sự tỉnh táo để đối đầu với thách thức, tồn tại và phát triển. Khi không thể đối diện với vấn đề này và giải quyết đúng cách, bạn chỉ khiến tình hình tệ hơn vào lần sau mà thôi
Thường thì nguồn cơn của stress thường bắt đầu bởi deadline, những bài kiểm tra hoặc những tác nhân như thiếu ngủ, virus, thiếu chất, thậm chí là quá nóng hay quá lạnh. Đôi khi tôi còn bị stress kéo dài chỉ vì một cô nàng xinh xắn nào đó đồng ý một buổi hẹn hò. Thế đấy, đôi khi những điều tích cực cũng có thể khiến bạn căng thẳng và mất hứng với mọi thứ. Đó là do sức chịu đựng tâm lý của bạn chưa đủ vững, còn các vấn đề khách quan xảy ra trong cuộc sống bản thân nó không hề có lỗi, đúng không nào?
Tóm lại, stress không hề có lỗi, chỉ là cách giải quyết của bạn khiến nó trầm trọng hơn mà thôi. Dưới góc độ khoa học, khi bạn gặp một tác nhân gây stress, hệ thống thần kinh sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng các hormone adrenaline, noradrenaline và cortisol vào máu. Những hormone này bản chất là kích thích tăng cường và tạo phản ứng sẵn sàng hành động cho cơ thể: đổ mồ hôi và tăng nhịp thở; mạch máu giãn ra để tăng tốc độ lưu thông máu đến cơ bắp; đồng tử giãn ra để tăng cường tầm nhìn; gan giải phóng glucose dự trữ cho cơ thể để sử dụng làm năng lượng.
Nghe thật là hoành tráng đúng không nào? Và khi cơ thể bạn đang sục sôi như một cỗ máy chiến tranh như vậy, bạn lại dập tắt nó bằng một xô nước đá và buộc nó đứng im bất thường? Nói thật, bất cứ máy móc nào cũng sẽ xuống cấp sau vài lần "tụt mood" như vậy chứ đừng nói là thân thể máu thịt của bạn!
Vậy thì hãy coi stress là một thách thức trong cuộc sống: Một cuộc họp, một cuộc phỏng vấn, một bài kiểm tra… Tất cả khiến bạn stress nhưng cũng sẽ đem lại cho bạn hứng thú để vượt qua nó. Lo lắng là phản ứng rất đỗi bình thường của tâm lý, chúng ta có thể khai thác nó để thành công hoặc xử lý vụng về để rồi hủy diệt mọi thứ.
Vậy khi nào stress mới thực sự là vấn đề?
Trong một nghiên cứu năm 2013 của UC Berkley , các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng não bộ của những con chuột trưởng thành khi gặp stress vừa phải trong một thời gian ngắn có sự tăng trưởng các tế bào gốc thần kinh ở vùng hải mã rất tích cực - đây là khu vực trung tâm để tiếp thu kiến thức rất quan trọng của não. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy những con chuột trải qua những cơn stress ngắn trong một khoảng thời gian nhất định cho thấy sự gia tăng mức độ của một chất hóa học gọi là BDNF. BDNF giúp tăng sự phát triển tế bào thần kinh ở các phần bộ não chịu trách nhiệm về trí nhớ và các kỹ năng học tập khác. Nhìn chung, các nghiên cứu này đều cho thấy rằng những cơn căng thẳng vừa phải có thể tăng cường khả năng phát triển và khiến bạn thông minh hơn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin-Madison đã gặp hơn 29.000 người và đánh giá mức độ căng thẳng của họ trong một năm. Trong 8 năm tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hồ sơ tử vong để xem ai trong số những người được hỏi đã bỏ cuộc trong việc chiến đấu với stress. Báo cáo cho thấy tỉ lệ tử vong lên đến 43% ở những người cho rằng stress có hại cho sức khỏe, còn những người lạc quan thì vẫn sống khỏe re và dễ dàng hòa nhập cuộc sống bình thường.
Rõ ràng, stress không hủy diệt bạn, cách suy nghĩ về stress mới chính là vấn đề. Cơ thể bạn rất thông minh. Nó thông minh đến mức chỉ tạo nên stress trong khả năng chịu đựng và những tài nguyên sẵn có trong cơ thể bạn, để chắc chắn rằng bạn có đủ khả năng giải quyết chúng. Nhưng nếu bạn lùi bước và gửi tín hiệu sai đến cơ thể, buộc nó phải sản xuất ra liều lượng chất kích thích nhiều hơn, stress sẽ biến thành căn bệnh mãn tính. Dù có là một cỗ máy tối tân, cơ thể chúng ta cũng cần một chế độ chờ để nạp năng lượng sau mỗi lần bắn đại bác kiểu vậy.
Dĩ nhiên, cuộc sống chẳng bao giờ cho chúng ta các rắc rối theo một liều lượng ổn định. Điểm mấu chốt là, đừng bao giờ coi stress là một thứ đáng ghét và để đổ lỗi cho mọi vấn đề của bạn. Nó là một phản ứng được lập trình phục vụ cho sự phát triển và tồn tại của bạn. Tổ tiên chúng ta đã tiến hóa và làm nên các phát minh chính bởi những cơn buồn chán vô tội vạ như thế, với một liều lượng vừa phải phản ứng chống đối và cho bản thân nghỉ ngơi đủ để phục hồi sau những cuộc tấn công tâm lý chớp nhoáng.
Làm thế nào để giải quyết căng thẳng một cách tích cực?
Thay vì nghĩ rằng stress là hoàn toàn tệ hại, hãy xem nó như một công cụ bạn có thể tăng cường sức khỏe, sức mạnh, sự dẻo dai và tinh thần. Những cơn stress cấp tính được giải quyết bằng thời gian nghỉ ngơi hợp lý và lắng nghe cơ thể bạn chính là chìa khóa giúp chúng ta vượt qua tất cả.
Thay vì luôn tìm cách để loại bỏ căng thẳng, hãy tìm cách hơn để lợi dụng nó một cách có chủ ý và tích cực vào cuộc sống của bạn. Bước ra khỏi lối mòn của sự an toàn và hèn nhát, đối đầu với vấn đề để rồi tận hưởng thời gian nghỉ ngơi khi bạn đã hoàn thành trách nhiệm của bản thân.
Tuy nhiên, mọi lý lẽ trên sẽ vô ích nếu bạn là kẻ thích lý sự và kể lể than thở thay vì đứng lên giải quyết mọi sự. Nếu thế thì tin tôi đi, bạn chính là cơn stress!