SpaceX của Elon Musk mất trắng hàng chục vệ tinh, mọi nỗ lực cứu đều thất bại vì một cơn bão

10/02/2022 11:03 AM | Công nghệ

40 vệ tinh của SpaceX được cho là đã bị phá hủy hoàn toàn khi vừa mới chỉ được phóng lên hồi cuối tuần trước.

Bão mặt trời
Bão mặt trời

Công ty SpaceX của Elon Musk dự kiến sẽ mất trắng toàn bộ giá trị bệ phóng của các vệ tinh Internet Starlink sau khi cơn bão mặt trời mới đây tác động lên bầu khí quyển Trái Đất. 40 vệ tinh được cho là đã bị phá hủy hoàn toàn khi vừa mới chỉ được phóng lên hồi cuối tuần trước. 

“Những phân tích ban đầu cho thấy sức cản sinh ra từ bão địa từ đã ngăn các vệ tinh này rời khỏi chế độ an toàn để bắt đầu quy trình ổn định quỹ đạo. 40 vệ tinh sẽ buộc phải quay trở lại Trái Đất”, SpaceX tuyên bố. 

Theo đại diện SpaceX, cơn bão đã làm tăng nhiệt độ và mật độ bầu khí quyển, khiến lực cản lên các vệ tinh tăng hơn 50% so với các lần phóng trước. Công ty cho biết mọi nỗ lực cứu các vệ tinh đều thất bại.

SpaceX của Elon Musk mất trắng hàng chục vệ tinh, mọi nỗ lực cứu đều thất bại vì một cơn bão - Ảnh 1.

SpaceX phóng vệ tinh

Theo các chuyên gia, những cơn bão địa từ như thế này không hề hiếm. Chúng được cho là có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là vào năm 2025 - khi năng lượng mặt trời theo chu kỳ đạt mức cực đại. 

Nhà nghiên cứu khoa học Tamitha Skov thuộc Aerospace Corp cho biết: “Lý do 3, 4 năm trước đây các cơn bão địa từ không thực sự đáng lưu tâm bởi năng lượng mặt trời vẫn chỉ ở mức cực tiểu’’.

Đáng chú ý, trong khoảng thời gian này, Trái Đất đang chứng kiến số lượng lớn các vệ tinh được phóng lên quỹ đạo thấp. Theo phân tích của Bryce Tech, khoảng 4.000 vệ tinh nhỏ đã được phóng trong suốt 4 năm qua, phần lớn đều hoạt động ở quỹ đạo thấp.

“Rất nhiều các dự án thương mại được thực hiện. Chúng ta không thể biết trước các vệ tinh, đặc biệt là các vệ tinh nhỏ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các biến động trong không gian’’, ông Tamitha Skov nói.

SpaceX của Elon Musk mất trắng hàng chục vệ tinh, mọi nỗ lực cứu đều thất bại vì một cơn bão - Ảnh 2.

Hiện tượng cực quang

Bão địa từ bắt nguồn từ gió mặt trời. Lá chắn từ trường của Trái đất truyền năng lượng của bão mặt trời vào tầng khí quyển và khiến nó nóng lên. “Hầu hết mọi người đều không nhận ra điều này, bởi những gì họ nhìn thấy chỉ là cực quang”. 

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, cơn bão đã phá hủy các vệ tinh Starlink vào tuần trước được dự đoán là G1. Erika Palmerio, nhà nghiên cứu tại Khoa học Dự đoán nhận định, bão G1 có mức độ tàn phá thấp nhất trong thang đo từ 1 đến 5, song lại khá phổ biến, diễn ra tới 1.700 lần trong chu kỳ mặt trời 11 năm .

“G5 là cơn bão có mức độ tàn phá lớn nhất và chúng hiếm khi xảy ra. Mỗi chu kỳ mặt trời chỉ có khoảng 4 cơn bão G5 mà thôi’’,  Palmerio nói. Rất may, con người sẽ không bị đe dọa bởi cơn bão này. 

Các nhà khoa học cho biết sự gia tăng mật độ khí quyển sẽ làm tăng lực cản đối với các vệ tinh ở quỹ đạo thấp, khiến chúng buộc phải quay lại Trái Đất và bốc cháy. Khi đó, các thiết bị hoặc máy dò trên tàu sẽ bị phá hủy hoàn toàn. 

“Một số chuyên gia khí quyển đã nhắc đến Starlink mỗi khi nó rơi khỏi bầu trời. Chúng tôi biết đó chỉ là vấn đề thời gian khi chu kỳ mặt trời bắt đầu hoạt động trở lại.”

SpaceX của Elon Musk mất trắng hàng chục vệ tinh, mọi nỗ lực cứu đều thất bại vì một cơn bão - Ảnh 3.

SpaceX phóng vệ tinh

Starlink hiện là kế hoạch đầy tham vọng của SpaceX nhằm phát sóng Internet miễn phí trên toàn cầu. Mục tiêu cuối cùng là cung cấp Internet cho toàn thế giới ngay trong năm 2021, bao gồm cả dịch vụ Internet giá rẻ ở khu vực thành thị. Dù được kỳ vọng có thể mang lại 30 tỷ USD doanh thu hàng năm cho SpaceX, xong dự án này vẫn chưa thực sự giúp con cưng của Elon Musk thu về nhiều lời lãi. Hồi năm ngoái, công ty này đã phải bù lồ 1.000 USD cho mỗi thiết bị thu Internet vệ tinh do giá bán ra quá thấp. 

Theo: CNBC, Bloomberg

Huệ Anh

Từ khóa:  Elon Musk
Cùng chuyên mục
XEM