Tháng 1 vừa qua Hà Nội cực lạnh nhưng thật ra đó lại là tháng nóng nhất lịch sử nhân loại

19/02/2016 14:21 PM | Sống

Mọi dự đoán hồi cuối năm ngoái nay đã chính thức trở thành sự thật. Ngay từ đầu năm, cụ thể tháng Một, con người đã phải hứng chịu tháng nóng nhất trong lịch sử.

Như trong một bài viết đăng tải hồi tháng 12/2015, Cục khí tượng Anh Quốc nhận định năm 2016 sẽ trở thành năm nóng nhất trong lịch sử từng ghi nhận. Và thực tế mọi thứ đã diễn ra đúng như dự báo ngay từ tháng đầu tiên của năm 2016.

Theo số liệu công bố mới nhất của NASA, tháng Một được khẳng định là tháng nóng nhất từng ghi nhận trong vòng 135 năm qua. Nhiệt độ trung bình trong tháng 1/2016 đã vượt trên mức trung bình 1,13°C. Con số này đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp thế giới phải hứng chịu mức nhiệt độ cao hơn trung bình 1°C.

Trong bản đồ mô phỏng nhiệt độ trung bình toàn cầu, những vệt lớn màu đỏ thể hiện mức nhiệt độ cao kỷ lục. Điều trớ trêu là mức nhiệt độ đó lại tập trung ở những vùng hiếm khí hậu hàn đới, ôn đới và cận nhiệt đới như Nam Cực, Scandinavia, Đông Phi và một số vùng lãnh thổ của Nga. Đặc nhiệt biểu hiện của hiện tượng El Niño’s ở Thái Bình Dương vẫn tiếp tục đáng lo ngại. Tuy nhiên, Bắc Cực mới đang là nơi nóng nhất hành tinh và tồn tại nhiều nguy cơ đe dọa sự sống của con người.

Theo NASA cho biết, nhiệt độ ở một vùng tại Bắc Cực đã ghi nhận mức nhiệt độ tới -5°C trên mức nhiệt trung bình tháng.

Nhiệt độ tăng lên một cách cực đoan tại các vùng cực đã khiến sông băng bị thu hẹp đáng kể. Theo Trung tâm dữ liệu Tuyết và Băng quốc gia Mỹ, quy mô biển băng chỉ còn khoảng hơn 1 triệu km2, dưới mức trung bình. Khu vực biển băng mất đi ước tính có diện tích gấp 4 lần tiểu bang Colorado và sẽ có xu hướng mất đi ngày càng nhiều nếu như khí hậu vẫn duy trì trạng thái nóng lên như hiện nay.

Kể từ năm 1979, quy mô biển băng vào mùa đông đã giảm 3,2% mỗi thập kỷ (lượng băng mất đi vào mùa hè thậm chí còn nhiều hơn với mức giảm 13,2% mỗi thập kỷ).

Nửa đầu tháng Hai, xu hướng nhiệt độ tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu ngừng lại, đặc biệt tại khu vực Bắc Cực. Phần phía tây nước Mỹ, một trong những điểm nóng nhiệt độ hồi tháng Một nay đang tiếp tục nóng lên bất thường, trong khi đó bờ biển phía Đông lại chứng kiến tình trạng thời tiết lạnh giá.

Nhiệt độ toàn cầu vẫn đang chịu những tác động tàn dư của hiện tượng El Niño. Mặc dù có lẽ hiện tượng đã vượt qua mức đỉnh điểm nhưng vẫn đủ sức đẩy nền nhiệt độ toàn cầu tăng lên đủ lớn.

Việc tháng 1/2016 thiết lập mức nhiệt độ cao kỷ lục càng củng cố thêm khả năng năm 2016 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, theo suy đoán của các nhà khoa học dù cho năm nay có tạo nên mức nhiệt độ kỷ lục mới hay không, thế giới dường như đã bước sang một giai đoạn mới của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Điều đó không có nghĩa nhiệt độ mỗi năm sẽ phá vỡ mức kỷ lục của năm trước.

Nó có nghĩa rằng, sự biến đổi về nhiệt độ đang dần đạt một cấp độ mới, cấp độ của sự khắc nghiệt về khí hậu ngày càng cao trên khắp hành tinh.

Theo Thiên Long

Cùng chuyên mục
XEM