"Tết đơn giản là có một chỗ ở miễn phí, tìm được việc làm tốt để kiếm tiền"

07/02/2016 16:43 PM | Sống

Vì gánh nặng hoàn cảnh khó khăn, vì người thân bị bệnh hiểm nghèo... mà những sinh viên này không thể về bên gia đình để hưởng một cái Tết sum vầy trọn vẹn.

Tết đến xuân về, việc đầu tiên mọi người nghĩ đến có lẽ là nhanh chóng trở về dưới mái nhà quen thuộc, tụ họp bên những người thân yêu. Khoảnh khắc xuân sang, lúc tiếng chuông đồng hồ điểm qua thời khắc giao thừa, được ở bên người thân, ngồi xích lại bên mâm cơm ngày Tết, cùng nhau đến thăm nhà họ hàng, bạn bè... bấy nhiêu đó, chỉ vừa nghĩ thoáng qua đã đủ làm người ta cảm thấy xốn xang.

"Tết đơn giản là có được một chỗ ở miễn phí, tìm được việc làm tốt để kiếm tiền"

Hẳn ít ai có suy nghĩ về Tết như Đinh Văn Toàn (sinh viên năm thứ 3, khoa Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội): một cái Tết hạnh phúc đơn giản là kiếm được chỗ ở tử tế và tìm được một công việc phù hợp.

Nhà có tới 7 anh/chị em. Nhà nghèo, quanh năm bố mẹ chỉ sống với gian nhà trống, đồ đạc tuềnh toàng. Các anh chị còn không ai được ăn học tử tế, tất cả đều ở nhà làm nông nghiệp, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời.

Đinh Văn Toàn, sinh viên năm thứ 3 Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đinh Văn Toàn, sinh viên năm thứ 3 Đại học Bách khoa Hà Nội.

Toàn kể, cậu là con út và cũng là người duy nhất được lên Hà Nội học Đại học. "Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mình luôn cố gắng vừa học vừa làm thêm kiếm tiền. Tết đến cũng không dám nghỉ".

Dịp Tết đến, ký túc xá các trường ĐH, CĐ thường đóng cửa. Vì thế, năm nay, nhân chiến dịch mở cửa đón người vô gia cư hay sinh viên không về quê đón Tết, Toàn đã đến đăng kí sớm ở khu nhà dành cho sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp để có một nơi tiện nghi.

"Mình làm bảo vệ cho một tòa nhà. Tết năm nay rất hạnh phúc vì có chỗ ở miễn phí, có thể tiết kiệm thêm để gửi về cho bố mẹ". Sang năm mới, Toàn chỉ hy vọng sẽ kiếm được thật nhiều tiền, giúp đỡ bố mẹ. "Được như thế, mình đã thấy hạnh phúc lắm rồi".

Khi được hỏi, không về quê ăn Tết có buồn không, 9X này lắc đầu nói: "Buồn gì đâu. Mình cố gắng kiếm tiền rồi ra Giêng, đến rằm là về ăn Tết bù ấy mà". Dù nói như thế, nhưng trong giọng nói và gương mặt cậu thoáng chốc hiện lên nét buồn xa xăm. Trong giây lát, Toàn bình tĩnh quay lưng bước đi, trở lại với tòa nhà mà mình đang làm việc bởi ở đó, vẫn còn có rất nhiều thứ khác đang chờ cậu.

"Năm mới không cầu về nhà, chỉ mong em sớm khỏi bệnh"

Không như Toàn lo kiếm tiền dịp Tết, Nguyễn Tiến Thành (sinh viên năm nhất Đại học Điện lực) lại lo lắng chăm sóc cho cậu em trai đang ốm nặng. Toàn kể, gần một năm nay, cậu em Nguyễn Tiến Dũng (6 tuổi) bị ung thư máu và phải nằm điều trị tại Viện huyết học Truyền máu Trung ương (Hà Nội).

Bác sĩ nói nếu sức khỏe của Dũng tốt, Thành có thể đưa em về nhà ăn Tết nhưng chẳng ai dám chắc...
Bác sĩ nói nếu sức khỏe của Dũng tốt, Thành có thể đưa em về nhà ăn Tết nhưng chẳng ai dám chắc...

Thành nói, việc có thể về nhà đón Tết hay không với cậu không quan trọng mà điều cậu quan tâm là làm sao cho em trai sớm khỏi bệnh. "Dẫu biết bệnh ung thư máu gần như không chữa được nhưng biết đâu đấy, năm mới lại có thêm phép màu nhiệm không ngờ tới".

Dù đã được nghỉ Tết một tuần nay nhưng Thành vẫn mải miết ở lại chăm sóc em ở bệnh viện.
Dù đã được nghỉ Tết một tuần nay nhưng Thành vẫn mải miết ở lại chăm sóc em ở bệnh viện.

Cô SV giặt quần áo thuê trong KTX trường: "Mình sẽ nán lại làm việc đến khi nào hết khách thì thôi"

Cùng chung suy nghĩ hướng đến người khác, Quách Thị Trúc (23 tuổi, sinh viên năm cuối Khoa khoa học quản lý, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội) cho biết, dịp Tết năm nay, cô sẽ nán lại đến khi nào hết khách thì thôi. Công việc làm thêm của Trúc là giặt quần áo thuê ngay trong khuôn viên ký túc xá nhà trường.

Công việc làm thêm của Trúc đó là giặt quần áo thuê ngay trong khuôn viên ký túc xá của trường.
Công việc làm thêm của Trúc đó là giặt quần áo thuê ngay trong khuôn viên ký túc xá của trường.

"Với lại công việc này cũng giúp mình hiểu được giá trị của đồng tiền. Mặt khác, lúc thấy khách hàng hài lòng với những bộ đồ mới giặt xong, mình vui lắm".

Dù vất vả nhưng Trúc cảm thấy rất vui khi có thể tự tay kiếm được tiền, phụ giúp bố mẹ và trang trải cho cuộc sống của bản thân. Ảnh: Định Nguyễn
Dù vất vả nhưng Trúc cảm thấy rất vui khi có thể tự tay kiếm được tiền, phụ giúp bố mẹ và trang trải cho cuộc sống của bản thân. Ảnh: Định Nguyễn

Nói về chuyện đón Tết xa nhà, Trúc cho biết, Tết đến, cô cũng có những tình cảm nhớ thương gia đình như bao bạn bè khác. "Công việc bận quá, mình cũng ", Trúc tâm sự.

Trúc tất bật với các đơn hàng dài dịp giáp Tết.
Trúc tất bật với các đơn hàng dài dịp giáp Tết.

Trúc chia sẻ, cô là con gái cả trong gia đình có 3 anh/chị em. Vì hoàn cảnh khó khăn nên Trúc phải cố gắng làm thêm kiếm tiền. "Còn đông khách mình còn cố làm. Đến lúc nào hay lúc ấy vì nhà mình khó khăn lắm".

Tuy nhiên, Trrúc cũng nói thêm: "Nếu không bận quá, đến ngày 29 mình sẽ cố gắng về và vẫn luôn thầm hy vọng như thế. Dù có muộn màng nhưng cái Tết ở nhà hẳn vui và xốn xang lắm".

 

Theo Thu Hường

Cùng chuyên mục
XEM