Nước rửa tay khô đang “giúp” bạn nhiễm độc nhựa như thế nào?

27/01/2016 19:15 PM | Sống

Những sản phẩm chỉ nghe tên thôi đã khiến bạn mua cả tá không hề nghĩ ngợi, thế nhưng chúng có thực sự tốt như bạn mong đợi?

Ít còn ai xa lạ với những chai dung dịch làm sạch tay, kháng khuẩn như Purell, Neo Fresh, Lamcosme,… xuất hiện nhan nhản trên kệ hàng các siêu thị lớn.

Chính những lời quảng cáo có cánh những như tiện ích rửa tay không cần nước nên nhiều người sẵn sàng bỏ ngay thói quen rửa tay bằng xà bông và luôn dắt kèm 1 lọ gel trong túi xách.

Thế nhưng, nếu cứ vô tư xịt rửa như hiện tại, bạn đang tiếp tay cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể mà không hề hay biết.

Tạo ra những vi khuẩn kháng thuốc

Gel rửa khô có thể loại bỏ được 99.99% vi trùng (theo như quảng cáo), thế nhưng cũng giết chết các lợi khuẩn giữ cho bàn tay khỏe mạnh và linh hoạt.

Bạn có thắc mắc về 0.01% còn lại không? Nó chính là những vi khuẩn có hại cứng đầu nhất mà các hoạt chất mạnh trong gel cũng không thể “kết liễu” chúng được.

Vi khuẩn là một tế bào đơn giản nhưng khả năng chuyển đổi tuyệt vời. Nó biết làm thế nào để tồn tại và thích ứng với mọi tác động của bên ngoài, dần dần trở nên mạnh mẽ và kháng thuốc.

Đó là lí do tại sao chúng đã xuất hiện từ những buổi sơ khai lập địa của trái đất!

Tăng khả năng nhiễm độc BPA trong đồ nhựa

Người dân thường xuyên được nhận những lời cảnh báo nhiễm độc BPA – một thành phần có trong đồ nhựa, hóa đơn in nhiệt, …vì những tác hại khủng khiếp của nó.

Một nghiên cứu của PLOS One cho thấy, người sử dụng gel khô hấp thụ 100% BPA có trong các vật dụng đẩy nguy cơ bị rối loạn tiết tố, vô sinh, và ung thư vú,… cao hơn bình thường.

Một ví dụ đơn giản: Trước khi ngồi vào bàn ăn, bạn nhỏ vài giọt gel khô rồi xoa khắp lòng bàn tay, vài giây sau đó bạn luôn tay cầm những đồ nhựa như đũa, bát đĩa, ốp lưng điện thoại hay đơn giản cầm tờ hóa đơn thanh toán. Vậy đấy, độc tố BPA xâm nhập vào cơ thể chỉ cần qua con đường đơn giản này thôi!

Hóa chất “tạp nham” tàn phá đôi tay không thương tiếc

Bên cạnh nồng độ cồn trên dưới 60% khiến bề mặt da tay bị “tước” đi toàn bộ độ ẩm, dầu tự nhiên và lợi khuẩn cần thiết, gel rửa khô còn chứa những thành phân không-được-liệt-kê trên nhãn mác như chất tạo hương thơm và các hóa chất phụ trợ tạo nên cảm giác the mát, sạch sẽ cho đôi tay.

Bề mặt da bị tổn thương do nứt nẻ khiến các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và gây bệnh da liễu cho bạn. Năm ngoái, California đã ghi nhận hơn 60 trường hợp dị ứng và ngộ độc da do thói quen sử dụng gel thường xuyên.

Theo TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Đại học Khoa học tự nhiên khuyến cáo: Chỉ nên sử dụng gel khô khi không còn lựa chọn khác và không nên cho trẻ tiếp xúc để tránh thói quen gây bệnh này.

Hoàng Hà

Cùng chuyên mục
XEM