Biến giả thành thật: Sự thành công của ngành khoa học "tự kỷ ám thị"
Nếu bạn nghĩ mình là kẻ thất bại, bạn sẽ hành động như kẻ thất bại và rồi bạn cũng nhận được kết cục thất bại.
Thập niên 1960, nhà tâm lý học Martin Seligman đã nghiên cứu mối liên hệ giữa nỗi sợ và khả năng học tập khi ông chứng kiến một hiện tượng. Những chú chó trong thí nghiệm của Seligman phải chịu tình trạng giật điện trong môi trường kín không lối thoát. Dần dần, chúng đã học được cách chịu đựng điều đó.
Khi ông mở một lối thoát thì điều làm ông ngạc nhiên chính là chúng không buồn để ý. Những con chó cứ ngồi đó và chờ đợi sự trừng phạt.
Sau khi thực hiện một loạt các thí nghiệm tương tự khác, áp dụng âm thanh trên người thay vì giật điện, đều thu được kết quả tương tự. Seligman biết rằng những phản ứng tò mò đã bị triệt tiêu.
Đó là lời giải thích cho việc chúng ta cảm thấy không lối thoát khỏi những tình huống tiêu cực, mặc dù cơ hội thay đổi đang hiện diện trước mặt.
Tại sao chúng ta chỉ chờ đợi cú sốc?
Trí óc chúng ta rất buồn cười, những thành kiến yếu đuối luôn được định hình bằng những kinh nghiệm, sự kiện và trí nhớ.
Qua thời gian, những định kiến đó sẽ làm cho chúng ta hình thành những kết luận không chính xác, từ đó tác động đến cách chúng ta nghĩ, những gì chúng ta tin và những quyết định chúng ta thực hiện. Như nhà tâm lý học Carol Dweck nhận định: “Nhân sinh quan tác động lên cách sống của bạn. Nó sẽ định hình người bạn muốn trở thành và những giá trị bạn đem lại”.
Giống như những chú chó trong thí nghiệm của Seligman, chúng ta thường không thể thoát khỏi các tình huống tiêu cực bởi vì chính quá khứ đã dạy chúng ta không thể làm gì khác để thay đổi cách chúng ta sống.
Tuy nhiên, cách phản ứng với những tình huống tiêu cực lại ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta sống.
Chẳng hạn như bạn sẽ nghĩ ra vô số lý do để quay lưng với một cơ hội việc làm cực tốt:
· Tôi ngu ngốc
· Tôi không phải là freelancer
· Tôi không có khiếu bán hàng
· Ngày đó tôi nghỉ
· Tôi chưa chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn
· Tôi đã cố hết sức, nhưng khách hàng đã tìm được ai đó thích hợp hơn
Những gì bạn tự nhủ tiết lộ rất nhiều về bản thân bạn.
Theo Carol Dweck, con người có niềm tin bất biến những phẩm chất của họ đã được định hình, trí thông minh và cá tính do trời ban và không thay đổi. Họ đã tự tạo cho mình thất bại từ bên trong với những câu trả lời như vừa liệt kê.
“Tôi thất bại vì tôi là kẻ bất tài”, họ tự nhủ.
Mặt khác, tư duy con người cũng phát triển, niềm tin chúng ta có thể thay đổi và lớn lên cùng với nỗ lực và trải nghiệm. Họ tự nhủ họ có “một ngày nghỉ” hoặc “không chuẩn bị cho buổi phỏng vấn”, và chấp nhận những phẩm chất đó như là yếu tố tạm thời bên ngoài.
Tôi chắc chắn có mối liên hệ giữa những chương trình học và định kiến đến từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè, kể cả truyền thông đã dạy bạn tin rằng bạn chỉ có khả năng làm một số điều nhất định. Hầu hết chúng ta đều không được cha mẹ chủ động tạo dựng tư duy thay đổi từ nhỏ, nhưng theo Seligman, chúng ta vẫn có khả năng tự mình làm điều đó.
Theo ông, liều thuốc giải độc cho sự bất lực nằm ở khía cạnh đối nghịch: lạc quan hóa vấn đề. Theo Seligman: “Thái độ bi quan có vẻ như không thể thay đổi nhưng thực tế thì bi quan hóa có thể được làm cho biến mất, không phải bằng những phương pháp vô định hình như huýt sáo hay hô to những khẩu hiệu mà bằng cách học những kỹ năng nhận thức mới”.
Tầm quan trọng việc phát triển khả năng tự nhận thức
Sự thay đổi là bất khả thi nếu thiếu sự tự nhận thức. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khả năng tự nhận thức là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên hiệu quả lãnh đạo, bởi vì một khi người đứng đầu nhận thức được điểm yếu và thiếu sót của mình (trong khi vẫn ý thức được điểm mạnh) thì những người xung quanh họ sẽ được hưởng lợi.
Người lãnh đạo tự nhận thức giúp tạo dựng nền văn hóa tự học hỏi và tăng trưởng, mọi người trong môi trường đó hiểu mình có thể mắc sai lầm và được giúp đỡ. Đây là dạng tư duy tăng trưởng giúp tạo nên đổi mới và sáng tạo.
Để thay đổi, hãy bắt đầu tự đánh giá trung thực. Tạo một danh sách niềm tin của bạn thân và cố xác định tại sao bạn tin những điều này:
· Điểm mạnh và điểm yếu của bạn?
· Điều gì khiến bạn căng thẳng?
· Bạn đối phó với nghịch cảnh và xung đột như thế nào?
Chúng ta nghĩ mình yếu toán, nói trước đám đông hoặc đàm phán, nhưng chúng ta dựa vào đâu để kết luận? Kết quả kiểm tra toán từ lớp 7? Cuộc đàm phán quan trọng đã trôi qua từ lâu?
Khi bạn đào xới ký ức của mình, bạn sẽ phát hiện nhiều bằng chứng phản bác giả định của bạn về bản thân mình.
Hãy thường xuyên ghi nhận những dấu hiệu thừa nhận hay phủ nhận niềm tin của bạn, giống như:
· Những thành công/ thất bại trong ngày
· Bạn đã phản ứng với những tình huống gây căng thẳng như thế nào?
· Bạn mô tả những việc xấu và tốt đã xảy ra như thế nào?
· Bạn mong muốn gì khi thực hiện một quyết định cụ thể
Dần dần, bằng cách tự nhận xét trung thực về bản thân, bạn có thể tìm thấy nhiều cách thức để thay thế những ý nghĩ và hành động tiêu cực bằng những phản hồi tích cực, hiệu quả hơn.
Biến giả thành thật
Tự ám thị cũng cho phép chúng ta nhận thức được sự lạc quan và bi quan bao quanh mình. Chúng ta bắt đầu chú ý đến cách mọi người tự nhìn nhận mình thông qua cách nói về các sự kiện, chướng ngại và thành tựu.
Theo Seligman, kiểu quan sát như vậy tác động hiệu quả đến thay đổi nhận thức vì chúng ta phải nỗ lực cạnh tranh với hành vi của những người lạc quan, cách phát triển tư duy của những người mà chúng ta ngưỡng mộ.
Nói cách khác: Nghĩ những cái đó là của mình cho đến khi chúng ta biến chúng thành của mình thực sự. Hay gọi đơn giản như nhà tâm lý học Amy Cuddy: “Biến giả thành thật”.
Như vậy, nếu chúng ta tự ám thị mình là người tự tin, sáng tạo hoặc thành công thì chúng ta sẽ hành động giống như những người tự tin, sáng tạo hay thành công
Chỉ khi chúng ta kết luận về người khác dựa trên hành vi của họ, chúng ta tự tạo cho mình niềm tin cách bản thân mình ứng xử trong các tình huống khác nhau.
Một công cụ khác cũng khá hiệu quả chính là tưởng tượng. Bộ não không thể phân biệt được sự khác nhau giữa thực và ảo, vì thế hình dung bức tranh thành công tương lai là cách tuyệt vời để cung cấp nguồn động lực mạnh mẽ cho não bộ.
Ở đây không có ý nói tưởng tượng bạn thể hiện xuất sắc trong buổi phỏng vấn ra sao sẽ đảm bảo cho bạn nhận được việc làm. Nhưng dành thời gian hình dung sự tự tin, quá trình chuẩn bị sẽ tác động lên nhận thức của bạn.
Nhiều nhân vật thành công hàng đầu thế giới cũng khẳng định sức mạnh của tưởng tượng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi bạn hình dung một hành động thì một phần tương tự của não bộ cũng phản ứng giống như khi bạn hành động thực sự.
Kiểu diễn tập bằng tinh thần như vậy giúp chúng ta nhận thức được những khó khăn, thách thức và cản trở chúng ta phải đối mặt
Việc thay đổi niềm tin và nhận thức được định hình trong nhiều năm không hề dễ dàng nhưng chúng ta có bổn phận từ chối ý tưởng những thiếu sót và sai sót của bản thân là bẩm sinh và bất biến.
Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta phải hành động và tìm kiếm giải pháp để thay đổi cách chúng ta nghĩ. Bởi vì khi chúng ta thay đổi tư duy, chúng ta thay đổi hành vì, từ đó dẫn đến thay đổi cách chúng ta làm việc và sống.