SoftBank ‘ăn’ cả thế giới thế nào? Kỳ 2: Tất cả các công ty dẫn dắt mọi lĩnh vực của tương lai, Masayoshi Son đều thích!

27/02/2019 08:30 AM | Kinh doanh

Các công ty cần mở rộng quy mô trước đã. Khi đã có quy mô, bạn sẽ đạt được mọi thứ khác. Masayoshi Son cho rằng nếu không “come global đủ nhanh, người khác sẽ đi trước.

Được dẫn dắt bởi tỷ phú Masayoshi Son, Quỹ Vision của SoftBank hiện đang nắm giữ mảng công nghệ thế mạnh tại nhiều công ty công ty toàn cầu. SoftBank có phải là ngân hàng? SoftBank lựa chọn đối tác đầu tư ra sao? Ông chủ SoftBank đi gọi vốn như thế nào và tầm nhìn thay đổi thế giới của ông ra sao?

Dưới đây là câu chuyện về những gì đang diễn ra.


Kỳ trước: Những gì Masayoshi Son nhìn ra từ 10 năm trước thì giờ mọi người mới thấy

Simon Segars và Masayoshi Son gặp nhau vài lần vào năm 2006, sau đó là 2014 và 2015. Vào thời điểm Segars thay thế vị trí CEO CEO hãng thiết kế chip của Anh Arm Holdings của East năm 2013, đúng như Son dự đoán, Arm đã củng cố được vị thế của mình trong ngành sản xuất chip, được cấp phép sản xuất cho Apple, Samsung, Nvidia và Qualcomm. Giống như Son xác định, Vodafone Nhật Bản (nay là SoftBank Mobile) đã trở thành một trong những công ty di động hàng đầu Nhật Bản, nhờ thỏa thuận độc quyền với iPhone của Apple.

Vào tháng 6/2016, Segars ăn tối với Son tại căn biệt thự ở California. Sau này Segars mô tả cuộc gặp như một cuộc phỏng vấn quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Suốt buổi gặp, Segars chia sẻ với Son vấn đề nan giải mà mình đang phải đối mặt với tăng trưởng giảm, Arm đã phải giảm tỷ suất lợi nhuận thấp hơn đáng kể để đầu tư dài hạn vào các lĩnh vực như AI, cảm biến, 5G và xe tự lái: "Chúng tôi đã có những cuộc đối thoại khó khăn với cổ đông. Tôi nhớ rằng đã bị hỏi tại sao lợi nhuận của chúng tôi giảm và giải thích do chúng tôi đang đầu tư vào các cơ hội dài hạn. Tôi vẫn còn nhớ rõ khuôn mặt ngạc nhiên của mọi người khi đó."

Vài ngày sau cuộc họp đó, Son đã gọi cho Segars:

- Tôi cần nói chuyện với chủ tịch của anh càng sớm càng tốt.

Segars trả lời.

- Tôi rất tiếc vì nhưng hiện Chủ tịch của chúng tôi đang đi nghỉ ở Địa Trung Hải

Son khăng khăng:

- Không, không, tôi nhất định phải gặp. Tôi sẽ đến chỗ đó. Anh cũng đến sân bay gần nhất đi, rồi cùng bay. Chúng ta sẽ gặp nhau ở chỗ Chủ tịch của anh.

Cuối cùng họ đã gặp nhau ở The Pineapple, một nhà hàng hải sản trên bến du thuyền ở Marmaris, Thổ Nhĩ Kỳ. Khi Segars và Chambers, Son đã bao cả nhà hàng. Khi Son đến, ông ngồi xuống và nói với Segars rằng ông muốn mua Arm. Ông hứa nó sẽ vẫn là công ty con độc lập của SoftBank, ông cũng không can thiệp vào việc quản lý hàng ngày của Arm. Công ty cũng sẽ được phép đầu tư tất cả lợi nhuận vào nghiên cứu và phát triển.

Segars và Chambers quay lại Cambridge và chuyển lời đề nghị đến hội đồng quản trị Arm. Trong vòng một tuần, một mức giá được đưa ra. Thẩm định chi tiết (due diligence) kết thúc chỉ trong vòng 2 tuần. Toàn bộ quá trình diễn ra trong vòng 10 tuần. Ian Houghton, Phó Chủ tịch quan hệ nhà đầu tư của Arm: "Để mua một công ty trong nhóm 100 công ty FTSE trong khoảng thời gian ngắn như vậy thật ngoạn mục. Những quy trình này có thể kéo dài trong nhiều năm nhưng sự kiện này diễn ra quá nhanh chóng. Thực sự là tốc độ ánh sáng. Tôi không nghĩ nó có thể diễn ra nhanh như vậy bởi còn vướng vấn đề luật pháp. Nhưng đúng là nó diễn ra nhanh nhất có thể."

Vào ngày chủ nhật, Ủy ban điều hành của Arm đã nhận được tin nhắn triệu tập cuộc họp vào tối hôm đó. Trước đó thì họ thì chưa biết liệu có chuyện gì đang diễn ra, liệu có phải Simon từ chức. Tối đó, trong phòng họp, Segars đã nói: "Tôi có bí mật cần thông báo với bạn. Ngày mai sẽ có thông tin chính thức về việc SoftBank đã mua Arm".

Đối với nhiều người trong phòng, thông báo này chẳng có ý nghĩa gì cả. Nhiều người còn băn khoăn: "Tại sao SoftBank, một công ty viễn thông Nhật Bản lại mua Arm, một công ty sản xuất chip? Tôi còn đang nghĩ, Masa là ông nào? Ông ấy là ai? Ông ấy có thực sự hiểu những gì chúng ta làm? Chuyện đầu tiên khi tôi về nhà là 'google' từ khóa SoftBank và Masa."

Vào ngày thứ Hai, ngày 18/7/2016, Son bắt đầu ngày mới với cuộc họp sớm cùng Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne. Sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit vào tháng trước đó, Chính phủ Anh e ngại về việc một công ty nước ngoài tiếp quản công ty công nghệ có giá trị nhất nước mình. Son sau đó đã đồng ý một loạt những cam kết để trấn an Chính phủ nước này, như việc tăng gấp đôi số lượng nhân viên hay giữ trụ sở tại Cambridge trong 5 năm tới.

SoftBank ‘ăn’ cả thế giới thế nào? Kỳ 2: Tất cả các công ty dẫn dắt mọi lĩnh vực của tương lai, Masayoshi Son đều thích! - Ảnh 2.

Sáng hôm đó, thông báo về việc mua lại đã được đưa ra: Arm được SoftBank mua lại với giá 17 bảng/ cổ phiếu cùng tổng giá trị 24 tỷ bảng. Hermann Hauser, một trong những thành viên đầu tiên của Arm, một doanh nhân có tầm ảnh hưởng tại Anh nói rằng: Đây là ngày buồn cho công nghệ nước Anh.

Chiều hôm đó, Son đã đến Cambrigde để gặp các thành viên trong Ban Điều hành của Arm. Một thành viên lúc đó nhớ lại: "Ông ấy nhìn rạng ngời như một đứa trẻ có món đồ chơi mới. Đó là ngày phấn khích nhất trong cuộc đời của tôi. Tôi đã chứng kiến lịch sử 30 năm của công ty. Nhưng giờ tôi đang bị ấn tượng bởi những gì công ty đã làm được."

Một tháng sau, Ban điều hành Arm đã đến San Carlos, California để gặp Son và các đối tác của họ ở SoftBank International. Họ đã bắt đầu cuộc họp với ý kiến về kế hoạch doanh thu dự kiến cho 4 quý tiếp theo. Lúc này thì Son có vẻ không quan tâm lắm khi cứ mải chú ý đến chiếc iPad của mình. Tuy nhiên, khi những người Anh nói về tầm nhìn của công ty, Son trở nên nhiệt tình hơn và chia sẻ tầm nhìn 300 năm của mình: "Đến năm 2035, sẽ có 1000 tỷ thiết bị kết nối, Internet vạn vật với một loạt phương tiện tự lái, robot thông minh và cảm biến trí tuệ nhân tạo. Arm sẽ là công ty đứng đằng sau tất cả những thiết bị này"

Haas, một thành viên  ban điều hành nói: "Son chia sẻ biểu đồ doanh thu và lợi nhuận đến năm 2035. Tôi chắc chắn ông ý là người đầu tiên đề cập đến những thứ này. Giờ đây tôi nhận ra rằng anh ấy chỉ nghĩ những thứ tầm vĩ mô. Rồi tôi nghĩ rằng nếu mình nghĩ ra được những thứ này thì chắc tôi khùng mất".

Việc mua lại Arm có lẽ là thương vụ công nghệ lớn nhất từng có tại châu Âu. Nó đánh dấu cột mốc nhiều người ở Anh lần đầu tiên biết đến tên tuổi của SoftBank. Giờ họ mới biết rằng công ty viễn thông Nhật Bản dường như xa lạ này hóa ra là nhà đầu tư toàn cầu "danh tiếng" chuyên cầm trịch các thương vụ mua bán lớn. Năm 2013, SoftBank mua lại công ty viễn thông Sprint của Mỹ với giá 22,2 tỷ USD, nhà phát triển games Phần Lan với giá 1,5 tỷ USD.

Vào năm 2014, SoftBank International (tiền thân của Vision) ra đời nhằm đầu tư sớm vào các công ty như các startup dịch vụ gọi xe Didi ở Trung Quốc và Ola Cabs ở Ấn Độ; hay Tokopedia, một công ty Thương mại điện tử có 80 triệu người dùng ở Indonesia. David Thévenon, một đối tác ỏ SoftBank nói: "Chúng tôi có vẻ bí ẩn một chút. Mọi người thường hay nhầm lẫn bởi tên gọi SoftBank. Liệu chúng tôi có phải là một ngân hàng? Hay chúng tôi là nhà điều hành di động? Chúng tôi thường phải giải thích rằng mình làm đầu tư quốc tế nhiều năm rồi".

SoftBank ‘ăn’ cả thế giới thế nào? Kỳ 2: Tất cả các công ty dẫn dắt mọi lĩnh vực của tương lai, Masayoshi Son đều thích! - Ảnh 3.

Jean Liu, Chủ tịch của DiDi. SoftBank và DiDi hợp tác để ra mắt dịch vụ gọi xe ở Nhật Bản.

Rồi khi SoftBank có tên dễ nhận biết hơn thì có một sự kiện mới xảy đến: Họ cần thêm tiền để tiếp tục đầu tư. Một giải pháp này ra cho vấn đề này là sự xuất hiện của cựu Giao dịch viên ngân hàng Deutsche tên là Rajeev Misra.

Misra lớn lên ở New Delhi. Vào năm 1981, ông học Đại học Pennsylvania ngành cơ khí và khoa học máy tính. Sau đó ông làm việc tại startup Reality Technologies, chuyên thiết kế phần mềm và mô phỏng vệ tinh trước khi quay lại trường kinh doanh. Misra gặp Son năm 2002 khi ông đang là Giám đốc tín dụng toàn cầu tại Deutsche Bank. Ông đã cho SoftBank vay tiền và rồi lại giúp đỡ trong tiếp quản Vodafone Nhật Bản. Họ gặp lại nhau 8 năm sau đó tại một lễ cưới. Lúc này, Alibaba, công ty mà Son đã đầu tư 20 triệu USD năm 2010, vừa tiến hành đợt IPO lớn nhất trong lịch sử. Vận may bất ngờ này giúp SoftBank mở rộng quy mô toàn cầu và Son bày tỏ ý muốn Misra làm việc cùng mình. Misra nhớ lại: "Tôi không biết chính xác những gì mình đang làm nhưng nó có vẻ thú vị".

Để mua được Arm, SoftBank đã buộc phải bán cổ phần tại Alibaba và Supercell. Toàn bộ giao dịch đã đẩy số nợ của công ty này lên tới 105 tỷ USD. Misra nói rằng: "Chúng tôi muốn đầu tư vào cách mạng AI sắp diễn ra và tất cả các công ty dẫn dắt mọi lĩnh vực của tương lai. Ban có thể kể ra như: dịch vụ tài chính, xe hơi, khách sạn, văn phòng, môi giới. Chúng tôi cảm thấy bị hạn chế bởi phải tiêu nhiều tiền. Rồi chúng tôi nói với nhau, lại tăng tiền vậy. Hãy trở thành quỹ đầu tư lớn nhất trong lịch sử".

Giả thuyết đầu tư làm cơ sở cho quỹ Vision là chiến lược toàn thắng. Họ nhắm vào các công ty đang có 50 đến 80% thị phần, họ sẽ đầu tư vượt mức để giúp chúng phát triển nhanh và đạt quy mô toàn cầu. Misra nói rằng: "Đó là điều tôi học được từ Masa. Liệu đầu tư hiệu quả quan trọng hơn hay phát triển nhanh quan trọng hơn? Hiệu quả có nghĩa là tiêu đúng và thu được lợi nhuận đúng. Đó không phải là tính toán từng đồng tiền bạn bỏ ra để mua văn phòng phẩm. Quan trọng là bạn xây dựng đường đi nước bước ở Mỹ và Ấn Độ như thế nào. Quan điểm của chúng tôi là các công ty cần mở rộng quy mô trước đã. Khi đã có quy mô, bạn sẽ đạt được mọi thứ khác. Các rào cản toàn cầu đang thấp dần, nếu bạn không "come global" đủ nhanh, người khác sẽ làm điều đó."

Khẩu vị đầu tư của SoftBank luôn cần rất nhiều tiền. Làm sao để Masayoshi Son có số tiền khổng lồ này? Mời các bạn theo dõi tiếp kỳ 3: Hãy đầu tư 100 tỷ, Masayoshi Son tôi sẽ đưa Ngài 1000 tỷ.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM