"So găng" chính sách tài khóa: Người Mỹ nói không với cả Hillary Clinton và Donald Trump

26/09/2016 13:50 PM | Xã hội

Chính sách tài khóa vốn là một nội dung hàng đầu trong chương trình nghị sự, nhưng trong mùa bầu cử năm nay cả hai ứng viên đều không coi trọng vấn đề này.

Trong hầu hết nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, kiểm soát nợ công luôn là thứ khiến đảng Cộng hòa lo lắng và mang ra chỉ trích. Tỷ lệ nợ công trong GDP đã tăng từ 35% GDP đến hơn 70% GDP sau khủng hoảng kinh tế. Đảng Dân chủ thì tỏ ra ít lo lắng hơn, nhưng bên cạnh đó vẫn đề cao sự cần thiết phải giải quyết thách thức dài hạn về việc tăng chi tiêu cho chương trình Medicare (bảo hiểm y tế của chính phủ dành cho người trên 65 tuổi) và chương trình Social Security (quỹ an sinh xã hội).

Tuy nhiên, trong vòng bầu cử Tổng thống lần này, Đảng Cộng hoà đã từ bỏ quan điểm chính sách tài khoá diều hâu. Với đà này, trong tương lai xa, chính sách tài khóa sẽ hiếm có cơ hội được bước chân vào bàn tròn nghị sự.

Đó không hoàn toàn là lỗi của Donald Trump . Nền kinh tế phục hồi cùng với đợt cắt giảm tiêu dùng cực mạnh đã làm giảm đáng kể khối lượng vay nợ, từ 9,8% GDP năm 2009 xuống còn 2,5% trong năm 2015 (dự đoán năm 2016 sẽ còn ít hơn nữa). Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng Cộng hoà trong năm nay đó là, thúc đẩy tăng trưởng bằng cách cắt giảm thuế và giải quyết nạn tham nhũng. Phía này cho rằng tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn tự khắc sẽ khiến nền tài chính công "khoẻ" hơn.

Bắt đầu với mục tiêu tăng trưởng, ông Trump đảm bảo sẽ nâng tốc độ phát triển nền kinh tế lên 3,5% thậm chí là 4% - tăng từ mức trung bình 2,1% kể từ khi kết thúc khủng hoảng. Tuy nhiên, trong phạm vi nhân khẩu học, nước Mỹ đang rơi vào trạng thái trì trệ bởi thế hệ bùng bổ dân số đang ngày càng già đi.

Số dân trong lứa tuổi từ 25-54 sẽ tăng trưởng với tốc độ chỉ 0,3%/năm cho đến năm 2024, trong khi giai đoạn 1994-2004 là 0,9%. Ông Trump hứa hẹn sẽ tạo thêm 25 triệu việc làm mới. Giả dụ sau khi hết 2 khoá, 20 triệu việc cần người, nhưng lấy ai là người làm những công việc đó. Theo CRFB, để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thay vào đó, Trump nên kích thích mức tăng trưởng năng suất lên trung bình 2,6% trong khi đây là con số mà Mỹ vẫn chưa lần nào đạt được trong thời hiện đại.

Nợ công dự kiến dưới thời bà Clinton (đường màu xanh) và ông Donald Trump (đường màu đỏ).
Nợ công dự kiến dưới thời bà Clinton (đường màu xanh) và ông Donald Trump (đường màu đỏ).

Trump hứa sẽ cắt giảm chi tiêu công thêm 1% từ gần 1/3 ngân sách sau khi đã chi cho quốc phòng, chương trình Medicare và an sinh xã hội, nâng tổng cắt giảm thực tế ròng trong 10 năm qua lên 29%. Nhưng ông vẫn hứa sẽ chi mạnh tay vào quốc phòng.

Một chuyên gia chính sách tài khoá diều hâu tại CRFB cho biết, Trump dự kiến chi tiêu riêng cho quốc phòng là 450 tỷ USD cho một thập kỷ. Giả sử Trump sẽ không chi tiêu vào cơ sở hạ tầng mới, phía CRFB tính toán rằng Trump vẫn sẽ đẩy nợ công Mỹ lên 105% GDP vào năm 2026 (chưa tính tăng trưởng). Tổng nợ hiện nay là 14.000 tỷ USD (77% GDP).

Về kế hoạch thuế, Trump đã đề xuất 3 lần, nhưng mọi thứ đều rất mơ hồ. Lần đầu tiên, ông hứa sẽ áp thuế thu nhập cho các công ty nhỏ ở mức 15% (vốn vẫn đang bị áp mức giống như các công ty khác). Sau khi nhiều nhà phân tích cho rằng điều này có thể dẫn đến việc nhiều công ty lớn mạo danh là công ty nhỏ, cuối cùng chính sách này biến mất. Tổ chức nghiên cứu Tax Foundation cho rằng chương trình cắt giảm thuế của Trump sẽ có tác động mạnh, kích thích tăng trưởng, nhưng đổi lại sẽ ngốn nguồn ngân sách khoảng 2.600 - 3.900 tỷ USD trong khoảng 1 thập kỷ.

Trái lại với những chính sách có phần xuẩn ngốc của ông Trump, chính sách của bà Clinton khá nghiêm túc. Nhưng đáng tiếc thay, đó không phải là những gì người dân muốn.

Bà Clinton mong muốn chi tiêu khoảng 1.700 tỷ trong khoảng 1 thập kỷ. Điều mà bà quan tâm nhất đó là cơ sở hạ tầng, dự kiến sẽ chi tiêu khoảng hơn 250 tỷ USD. Khoảng hơn 25 tỷ USD sẽ được dùng để cấp vốn cho ngân hàng liên bang. Khoảng 250 tỷ USD sẽ được dùng làm nguồn vốn cho vay các dự án có thể thu lợi nhuận như dự án cầu có thu phí.

Nhiều chương trình khác cũng cần phải có chi phí. Bà Clinton sẽ phải đảm bảo những hộ gia đình có thu nhập dưới 125.000 USD sẽ không phải trả học phí tại các trường đại học công lập trong tiểu bang của họ. Chi phí nuôi trẻ em sẽ được nâng lên 10% thu nhập. Tín dụng thuế sẽ được tạo ra nhằm khuyến khích các công ty chia sẻ lợi nhuận với công nhân, thuê người học việc và đầu tư vào sản xuất.

Bà Clinton hứa trả tiền cho tất cả những chương trình này với chính sách đánh thuế cao vào người giàu. Ví dụ, người có thu nhập trên 5 triệu USD/năm sẽ bị đánh thuế thêm 4% thu nhập. Bà cũng đề xuất các loại thuế kinh doanh khác nhau như phí đối với các ngân hàng lớn.

Chương trình nghị sự của bà Clinton quá phức tạp. Hệ thống thuế và phúc lợi của Mỹ cần được đơn giản hoá. Các doanh nhiệp Mỹ thường phải mất 175 giờ/năm để thi hành nghĩa vụ thực hiện tất cả các thể loại thuế, trong khi ở Anh là 110 giờ/năm. Sự phức tạp là điểm yếu duy nhất trong chính sách của bà Clinton. Đó là sản phẩm của lobby và chủ nghĩa tiệm tiến đậm chất Mỹ.

Bà Clinton sẽ đáng tin cậy hơn nếu nói về nỗi đau tài khoá trong dài hạn. Ví dụ, bà hữa sẽ mở rộng thí nghiệm tiết kiệm chi phí còn non trẻ của Affordable Care Acts ở Medicare, nhưng phải đến năm 2028 thì các nhà chính trị mới phải động não về vấn đề này. Trong khi Trump lại không quan tâm.

Theo Anh Sa

Cùng chuyên mục
XEM