Sinh viên trường danh tiếng từ bỏ bằng cấp đi làm bồi bàn: Thách thức hay cơ hội đổi đời?

30/11/2022 14:15 PM | Sống

"Giá như tôi chưa từng học đại học" đang là chủ đề được nhiều người trẻ Trung Quốc trên mạng xã hội bàn luận thời gian gần đây. Nhiều sinh viên chưa tốt nghiệp bày tỏ mong muốn xin việc lễ tân, sinh viên mới tốt nghiệp muốn làm thợ nail, thạc sĩ Đại học trọng điểm có ý định mở tiệm làm tóc.

Với sự cạnh tranh gắt gao khi số lượng sinh viên ra trường ngày càng lớn, thực tế nhiều nơi công việc văn phòng lương chỉ dưới 3.000 NDT, chế độ làm việc 996 (làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày mỗi tuần) lại đóng bảo hiểm không đúng hạn khiến nhiều người lựa chọn công việc không cần bằng cấp, mang lại thu nhập và đãi ngộ tốt hơn.

Tuy vậy, chỉ một số người thực sự làm được vì trở ngại của họ chính là tấm bằng đại học, những cuốn sách đã đọc, học phí và cả sự kỳ vọng của bố mẹ, thầy cô.

Lu Buxuan, người tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh và bán thịt lợn, đã trở lại trường để phát biểu với tư cách là một cựu sinh viên danh dự, và vẫn cảm thấy rằng mình là tấm gương tiêu cực cho trường cũ của mình. Sau khi câu chuyện về Meng Wei, một bác sĩ của Đại học Chiết Giang làm công việc giao đồ ăn part-time trở thành tâm điểm tìm kiếm, anh đã lên tiếng xin lỗi: "Tôi là sự xấu hổ của Đại học Chiết Giang, tôi xin lỗi."

Lối rẽ bất ngờ của những cử nhân đại học

Một tháng sau khi tốt nghiệp đại học, Lian Qiao quyết định vào một nhà hàng lẩu ở Côn Minh làm bồi bàn.

Tưởng chừng là một công việc tay chân đơn giản nhưng sự thật lại không phải vậy. Cô phải làm ca đêm, học thuộc công thức lẩu, cách bày trí món ăn, quan tâm chu đáo đến khách hàng, nhiệt tình tham gia vào các bữa tiệc sinh nhặt nhỏ của khách.

Lian Qiao hài lòng với công việc này, cô thường được khách hàng khen ngợi và nhận mức lương cao nhất trong số các công việc cô từng kiếm được và thậm chí cao gần gấp đôi so với công việc liên quan đến chuyên ngành của cô.

Sinh viên trường danh tiếng từ bỏ bằng cấp đi làm bồi bàn: Thách thức hay cơ hội đổi đời? - Ảnh 1.

Tương tự như Lian Qiao, Peng Peng tốt nghiệp ngành giáo dục nhưng cô quyết định làm công việc tư vấn trong cửa hàng quần áo tại trung tâm mua sắm.

Để làm tốt vai trò tư vấn của mình, Peng Peng phải học cách nhớ từng khách hàng cô từng gặp và phong cách họ yêu thích. Peng nhanh chóng bán được một đơn hàng giá trị cực lớn chỉ sau 2 ngày đi làm, điều này khiến cô thích thú với công việc hơn.

Còn Xiaomi, tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang tìm được công việc còn khá lạ lẫm: bảo mẫu mèo. Vào ngày đầu tiên đi làm, điều đầu tiên Xiaomi nhìn thấy không phải là sếp mà là 2 chú mèo. Cô chỉ cần cho mèo uống nước và ăn hàng ngày, xúc phân, cắt móng tay và dọn dẹp phòng cho mèo. Rất nhiều người trên mạng xã hội bày tỏ sự ngưỡng mộ với công việc của Xiaomi.

Sinh viên trường danh tiếng từ bỏ bằng cấp đi làm bồi bàn: Thách thức hay cơ hội đổi đời? - Ảnh 2.

Muôn vàn lý do từ bỏ bằng cấp

Lian Qiao tốt nghiệp ngành quảng cáo. Vì dịch bệnh nên kỳ thực tập mùa xuân bị hủy, luận án cũng hoàn thành tại nhà. Ở Côn Minh vào năm 2020, mức lương trung bình của các công việc liên quan đến quảng cáo là hơn 2.000 NDT.

Trong lớp đại học của cô, chỉ có 1 người năng lực tốt nhất làm công việc liên quan đến Marketing cho một công ty bất động sản là có môi trường chuyên nghiệp, phúc lợi tốt. Những người khác quanh đi quẩn lại nhiều công việc, cuối cùng chuẩn bị cho kỳ thi Cao học.

Lian Qiao cảm thấy rằng sự cạnh tranh quá lớn và cô ấy vẫn đang phải gánh khoản vay sinh viên, vì vậy cô ấy chỉ tập trung vào việc tìm việc làm. Nhưng khi tốt nghiệp được một tháng rồi, cô ấy vẫn chưa tìm được công việc với mức lương hàng tháng hơn 3.000 NDT. Xét cho cùng, nhân viên phục vụ nhà hàng lẩu là sự lựa chọn tốt nhất khi riền lương hàng tháng là hơn 5.000 NDT.

Sinh viên trường danh tiếng từ bỏ bằng cấp đi làm bồi bàn: Thách thức hay cơ hội đổi đời? - Ảnh 3.

Đối với Peng Peng, công việc tư vấn trong một cửa hàng quần áo cũng có thể coi là một giải pháp vào đời tương đối tối ưu với mức lương cơ bản 4.000 NDT chưa tính thưởng. Cô từng làm đúng chuyên ngành cho một công ty giáo dục nhưng công việc quá vất vả, vô số áp lực từ phụ huynh, học sinh, cấp trên khiến cô phải từ bỏ dù nhận được 9.000 NDT/tháng.

Peng Peng cố gắng thử nhiều công việc khác nhau: MC, truyền thông, bán hàng,.. nhưng đều không thuận lợi, mức lương chỉ 3.000-4.000 NDT, việc không đóng bảo hiểm xã hội và nợ lương là rất phổ biến.

Chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người hàng năm của cư dân thành thị năm 2021 ở Trung Quốc là 36.684 NDT/tháng. Peng Peng, người kiếm được 4.000 NDT trước thuế hầu như không thể đủ sống.

Xiaomi từng ước mơ sau khi ra trường sẽ thiết kế quần áo cho mẹ. Nhưng khi vừa tốt nghiệp lại làm cho một công ty thương mại điện tử vì ở Hàng Châu chỉ phổ biến những công ty này. Những sinh viên cùng chuyên ngành với Xiaomi cũng làm những công việc ít liên quan đến thiết kế.

Xiaomi sau 3 tháng không có việc làm mới đi phỏng vấn cho vị trí lễ tân, nhưng sau đó sếp mới cho biết công việc chính của cô là chăm sóc hai con mèo của ông.

Giải pháp tình thế hay cơ hội đổi đời?

Peng Peng cũng từng đăng 1 bài viết có nội dung "Không học đại học cũng chẳng sao". Cô đùa rằng bài đăng này không phù hợp với thành phố Vũ Hán, nơi có số lượng sinh viên khổng lồ, cao nhất trong số các thành phố ở Trung Quốc và thậm chí trên thế giới.

Nhưng thực tế, nhiều sinh viên tốt nghiệp làm bán hàng, chăm sóc khách hàng, môi giới với mức lương cơ bản 3.000 NDT trong nhiều năm.

Trong 10 năm qua, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ở Vũ Hán duy trì ở mức khoảng 300.000 mỗi năm. Trong 12 năm qua, số sinh viên tốt nghiệp đại học trên cả Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi từ 5,75 triệu lên 10,76 triệu. Rốt cuộc những sinh viên này đang làm công việc gì?

Sinh viên trường danh tiếng từ bỏ bằng cấp đi làm bồi bàn: Thách thức hay cơ hội đổi đời? - Ảnh 4.

Lian Qiao nhận được nhiều lời khuyên của bạn bè cho rằng cô đang lãng phí công sức học tập và tấm bằng của mình. Nhưng vì yêu thích môi trường làm việc cùng đồng nghiệp, cô không có suy nghĩ từ bỏ công việc này. 

Cách đây 1 năm, cô tìm được một vị trí Chuyên viên quan hệ công chúng cho trụ sở chính của chuỗi nhà hàng lẩu. Nhưng vì không hòa nhập được với văn phòng mới, Lin lại quyết định trở lại vị trí bồi bàn với hy vọng đi theo con đường thăng tiến từ bồi bàn đến quản lý cửa hàng. 

Mọi thứ không dễ dàng như suy nghĩ của Lin, nhiều vấn đề tồn tại trong cửa hàng này khiến cô một lần nữa gửi CV đến khắp các thành phố bất kể vị trí nào, miễn là phù hợp, nhưng đều bị từ chối hết lần này đến lần khác vì không có kinh nghiệm.

Vào mùa thu năm 2021, Lianqiao nghe tin nhiều cửa hàng âm thầm thu hẹp quy mô, cô biết quy mô quản lý và nhân công chắc chắn sẽ bị giảm theo, thăng chức càng khó khăn hơn. 

Cô lại khăn gói về quê nhưng rồi vẫn chẳng kiếm được công việc liên quan đến quảng cáo. Lúc này Lin Qiao nhận ra mình nghĩ mọi thứ quá đơn giản khi quyết định trở thành bồi bàn.

Sinh viên trường danh tiếng từ bỏ bằng cấp đi làm bồi bàn: Thách thức hay cơ hội đổi đời? - Ảnh 5.

Ngược lại, Peng Peng có thu nhập ổn định và được thăng chức trở thành trợ lý cừa hàng sau 6 tháng làm việc. Với tư cách người quản lý, Peng Peng không còn phải ủi đồ và treo quần áo mà chuyển sang kiểm kê, vận hành các công việc trong cửa hàng, làm việc với công ty và trung tâm mua sắm. 

"Tôi rất biết ơn công việc của mình vì đã cho tôi có cuộc sống đủ ăn đủ mặc. Thật yên tâm và sảng khoái tinh thần khi biết rằng ngày lĩnh lương sẽ đến dù thế nào đi chăng nữa”, Peng Peng chia sẻ.

Mức lương hậu hĩnh, song Xiaomi càng cảm thấy mất định hướng. Tất nhiên cô vẫn hài lòng với công việc bảo mẫu mèo, không phải làm thêm giờ, được đóng bảo hiểm xã hội và còn được sếp thưởng khi công việc của cô được nhiều người biết đến rộng rãi. Tuy vậy, cô vẫn tránh nhắc đến kế hoạch tương lai: “Làm tốt công việc bây giờ trước đã”.

Câu hỏi "Sau khi tốt nghiệp bằng cử nhân, nếu tôi muốn trở thành một người phục vụ hoặc lễ tân, sự nghiệp của tôi có thể bị hủy hoại không?". Chỉ những người đã từng đưa ra lựa chọn mới có câu trả lời.

Theo Phương Linh

Cùng chuyên mục
XEM