Sau Trung Quốc, Nga sẽ là nước cấm cửa Facebook?

19/04/2018 15:25 PM | Công nghệ

Sau khi xóa 18,5 triệu địa chỉ IP của Google và Amazon trên ứng dụng tin nhắn Telegram để bảo mật an ninh quốc gia, Nga tiếp tục tổng kiểm tra Facebook. Đồng thời cảnh báo: "Nếu như Facebook không tuân thủ yêu cầu sẽ tiến hành lệnh cấm tương tự".

Sau khi quyết định chặn 18,5 triệu địa chỉ IP của Google và Amazon trên ứng dụng tin nhắn Telegram để cả nước có thể thực hiện việc khóa hoàn toàn, Nga cảnh báo Facebook có thể là mục tiêu tiếp theo.

Aleksander Zharov - người đứng đầu Cơ quan liên bang giám sát thông tin liên lạc và đại chúng Roskomnadzor của Nga cho biết, đang tiến hành tổng kiểm tra Facebook như địa phương hóa cơ sở dữ liệu người sử dụng trên lãnh thổ nước mình. Đồng thời, loại bỏ "tất cả nội dung bất hợp pháp" hoặc có nguy cơ bị cấm. Nếu những yêu cầu này không được thực hiện thì nước Nga sẽ "cấm cửa" Facebook.

Alexander Zharov cũng muốn Facebook giải thích tại sao một số tài khoản của Nga bị xóa. Ví dụ, mạng xã hội này đã cấm hơn 270 tài khoản liên kết với Cơ quan nghiên cứu Internet (IRA) của Nga. Không những thế trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Izvestia của Nga, ông Zharov cho biết Facebook đã "chậm trễ" trong việc công bố các yêu cầu từ chính phú, mặc dù mỗi năm đều diễn ra 2 cuộc họp giữa hai bên và mới nhất là trong tháng 2 vừa qua, theo TASS.

"Trong trường hợp có bất cứ yêu cầu nào không được thực hiện hoặc không được thông báo cho Chính phủ Nga để thực hiện hành động cần thiết, hàng loạt động thái chắc chắn sẽ nảy sinh từ phía Nga", Zharov cảnh báo.

Sau Trung Quốc, Nga sẽ là nước cấm cửa Facebook? - Ảnh 1.

Có lẽ Facebook sẽ phải lưu ý đến vụ việc Nga đã đưa ra lệnh cấm đối với Telegram trên điện thoại sau khi từ chối thực hiện theo lệnh của tòa án nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, khi ứng dụng tin nhắn này truy cập và mã hóa tin nhắn người dùng. Nỗ lực của Nga chính là nhằm ngăn chặn việc tiếp cận của Telegram để thực hiện mục tiêu tấn công từ những kẻ khủng bố.

Hôm thứ 3 vừa qua, cơ quan Roskomnadzor đã chặn các địa chỉ IP thuộc Google và Amazon sau khi phát hiện các công ty này thông qua Telegram sử dụng các dịch vụ đám mây của mình để tiếp cận người dùng. Roskomnadzor yêu cầu Telegram phải được gỡ bỏ khỏi các dịch vụ App Store và Google Play, còn các công ty Mỹ phải thực hiện yêu cầu kỹ thuật sao cho ứng dụng tin nhắn này không thể được tiếp cận trên lãnh thổ Nga. Chính vì vậy, bất kỳ ứng dụng nào khác, ví dụ như Facebook có hành động khả nghi cũng phải chịu lệnh cấm tương tự.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Pavel Durov của Telegram cho biết, lệnh cấm này không thực sự hiệu quả. Ông cho biết: "Chúng tôi chưa thấy bất cứ sự sụt giảm nào đáng kể về mức độ tương tác của người dùng cho đến thời điểm này, vì người Nga thường có xu hướng bỏ qua các lệnh cấm liên quan đến mạng VPN và proxy" và có đến khoảng 7% dân số Nga sử dụng Telegram.

Trong khi đó theo dự đoán trong năm 2018, thì có đến 24,79 triệu tương đương với gần 17,8% dân số Nga sử dụng Facebook, nếu như lệnh cấm được thực hiện thì mạng xã hội sẽ mất đi một lượng người dùng đáng kể trên nền tảng của mình.

ICTNews

Cùng chuyên mục
XEM