Sau Olympic 2022, hàng loạt VĐV Trung Quốc kiếm bộn tiền nhờ quảng cáo cho các thương hiệu xa xỉ: Có người phải từ chối hơn 100 lời mời mỗi ngày

06/03/2022 22:14 PM | Sống

Dù còn rất trẻ, những VĐV Trung Quốc đã sở hữu bảng thành tích "khủng", không chỉ trên sân thi đấu mà cả ở "chiến trường" quảng cáo.

Olympic Bắc Kinh 2022 không chỉ là đấu trường thể thao cho các VĐV thi tài, mà còn là "mỏ vàng" cho các nhãn hàng Trung Quốc tìm kiếm đại sứ thương hiệu.

Theo Adrian Peh - Giám đốc Thời trang & Làm đẹp tại Gusto Luxe, lý do là vì "các VĐV đại diện cho hình ảnh quốc gia". Việc hợp tác với các ngôi sao thể thao đang lên sẽ giúp khơi dậy lòng tự tôn dân tộc trong thế hệ trẻ, củng cố địa vị của thương hiệu trên thị trường nội địa.

Chưa kể, các VĐV trẻ tuổi và giàu thách tích là một lựa chọn an toàn hơn so với các ngôi sao giải trí và KOL - đối tượng dễ gặp thị phi và bê bối.

"Họ được gen Z Trung Quốc đặc biệt yêu thích, thường xuyên xuất hiện trong các đề tài thảo luận trên mạng xã hội", Kim Leitzes - Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Launchmetrics - nhận định.

Chen Liang - thành viên hợp danh của éClair - cũng đồng tình: "Chính phủ và truyền thông đều đưa tin tích cực về các VĐV Olympic. Nguy cơ xảy ra khủng hoảng PR được giảm thiểu đáng kể cho các thương hiệu".

Sau Olympic 2022, hàng loạt VĐV Trung Quốc kiếm bộn tiền nhờ quảng cáo cho các thương hiệu xa xỉ: Có người phải từ chối hơn 100 lời mời mỗi ngày - Ảnh 1.

Tuy nhiên, việc chọn VĐV làm đại sứ thương hiệu cũng có một số bất lợi tiềm tàng. Các ngôi sao giải trí có thể duy trì độ nhận diện công chúng thông qua phim ảnh, chương trình TV,... Trong khi đó, không phải VĐV nào cũng giữ được sức hút lâu dài sau Olympic.

Ngoài ra, hình ảnh của các VĐV còn bị giới hạn trong các chủ đề thể thao, nên khó có thể đe dọa được vị trí của các influencer trong nước. Dù vậy, nếu các thương hiệu biết cách giải quyết, đó sẽ là một viễn cảnh có lợi cho đôi bên.

Trên thực tế, với sự bùng nổ của thời trang thể thao cao cấp trong thời gian gần đây, việc hợp tác với các ngôi sao Olympics là một nước đi khá khôn ngoan. Dưới đây là 4 gương mặt được nhiều thương hiệu xa xỉ "chọn mặt gửi vàng" tại Trung Quốc sau Olympic Bắc Kinh 2022.

Eileen Gu (Cốc Ái Lăng)

Sau Olympic 2022, hàng loạt VĐV Trung Quốc kiếm bộn tiền nhờ quảng cáo cho các thương hiệu xa xỉ: Có người phải từ chối hơn 100 lời mời mỗi ngày - Ảnh 2.

Eileen Gu là người mẫu kiêm VĐV trượt tuyết tự do. Tại Olympic Bắc Kinh 2022, cô đã giành được HCV nội dung Big Air nữ, HCB nội dung Slopestyle nữ và HCV nội dung Halfpipe nữ.

"Bông hồng lai" 18 tuổi này sinh ra tại San Francisco (Mỹ), nhưng đã đổi sang quốc tịch Trung Quốc vào năm 2019 để có thể thi đấu cho quê mẹ. Nhờ màn thể hiện xuất sắc tại Olympic 2022, cô đã chiếm được cảm tình của khán giả trong và ngoài nước.

Do đó, chẳng có gì lạ khi Eileen Gu "lọt vào mắt xanh" của nhiều thương hiệu cao cấp. Theo CBNData, với khoản thu nhập lên tới 31,4 triệu USD chỉ riêng trong năm 2021, cô chính là một trong số những nữ VĐV "cá kiếm" nhất thế giới.

Hiện tại, Eileen Gu nắm trong tay 23 hợp đồng quảng cáo, bao gồm cả các thương hiệu danh tiếng như Tiffany & Co., IWC và Victoria’s Secret. Cô có khoảng 5,2 triệu người theo dõi trên Weibo và 1,4 triệu người theo dõi trên Instagram.

Sau Olympic 2022, hàng loạt VĐV Trung Quốc kiếm bộn tiền nhờ quảng cáo cho các thương hiệu xa xỉ: Có người phải từ chối hơn 100 lời mời mỗi ngày - Ảnh 3.

Eileen Gu được truyền thông ca tụng là "Cô gái thiên tài". Nhờ ngoại hình quyến rũ, học vấn ấn tượng (đỗ ĐH Stanford với điểm SAT 1560), cô nhanh chóng chiếm được cảm tình của đại bộ phận công chúng Trung Quốc.

"Thông thường, các ngôi sao thể thao ít khi phù hợp với hình ảnh của thời trang cao cấp. Tuy nhiên, Eileen Gu là ngoại lệ. Xuất thân khá giả và vẻ ngoài xinh đẹp đã giúp cô trở thành ứng viên tiềm năng cho các thương hiệu xa xỉ", Bridget Wu - Giám đốc Ứng dụng Khoa học Thị trường tại Kantar - nhận định.

"Tuy nhiên, việc nhận quá nhiều hợp đồng quảng cáo có thể gây loãng hình ảnh cho Eileen Gu. Đây là một điểm trừ".

Su Yiming (Phương Dực Minh)

Sau Olympic 2022, hàng loạt VĐV Trung Quốc kiếm bộn tiền nhờ quảng cáo cho các thương hiệu xa xỉ: Có người phải từ chối hơn 100 lời mời mỗi ngày - Ảnh 4.

Trước khi trở thành VĐV trượt ván trên tuyết, Phương Dực Minh từng là diễn viên nhí. Tại Olympic 2022, anh giành HCV nội dung Big Air và HCB nội dung Slopestyle khi mới chỉ 17 tuổi. Danh hiệu "nhà vô địch Olympic trẻ tuổi nhất trong lịch sử Trung Quốc" càng làm tăng giá trị thương mại của chàng trai này.

Các thương hiệu hợp tác với Phương Dực Minh đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, lối sống, thời trang, làm đẹp,... Trong đó, một số cái tên nổi tiếng có thể kể đến như chuỗi đồ ăn nhanh KFC, đồng hồ Casio, mỹ phẩm SkinCeuticals, thời trang thể thao Oakley,...

Hiện tại, nam VĐV này đang có 1,7 triệu người theo dõi trên Weibo. Vào sinh nhật lần thứ 18 của Phương Dực Minh, người hâm mộ đã gửi hơn 250 triệu lời chúc trên mạng xã hội, giúp anh vượt mặt cả Eileen Gu trên bảng xếp hạng độ nổi tiếng.

Sau Olympic 2022, hàng loạt VĐV Trung Quốc kiếm bộn tiền nhờ quảng cáo cho các thương hiệu xa xỉ: Có người phải từ chối hơn 100 lời mời mỗi ngày - Ảnh 5.

Theo Leiztes, những VĐV như Phương Dực Minh sẽ giúp các thương hiệu xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt người tiêu dùng Trung Quốc. "Anh ấy đại diện cho lòng tự tôn dân tộc, đồng thời là nguồn cảm hứng cho giới trẻ, rất phù hợp để khởi đầu chiến dịch cho các thương hiệu", bà nói.

Đến nay, Phương Dực Minh chưa đại diện cho bất kỳ nhãn hàng cao cấp nào. Phòng làm việc của chàng trai 18 tuổi này cho biết, anh phải từ chối hơn 100 lời mời quảng cáo/ngày.

Wu Dajing (Vũ Đại Tĩnh)

Sau Olympic 2022, hàng loạt VĐV Trung Quốc kiếm bộn tiền nhờ quảng cáo cho các thương hiệu xa xỉ: Có người phải từ chối hơn 100 lời mời mỗi ngày - Ảnh 6.

Ở tuổi 27, VĐV trượt băng tốc độ cự ly ngắn Vũ Đại Tĩnh là một trong những ngôi sao thể thao hàng đầu tại Trung Quốc. Olympic Bắc Kinh 2022 là kỳ Thế vận hội thứ ba anh từng tham gia.

Kể từ khi đoạt HCV duy nhất cho đội tuyển trượt băng Trung Quốc tại Olympic Pyeongchang 2018, Vũ Đại Tĩnh trở thành "anh hùng quốc dân" trong mắt công chúng. Dù chỉ đạt 1 HCV nội dung đồng đội nam-nữ lần này, anh vẫn tự tin phát biểu: "Tôi luôn tham gia như thể đó là cuộc thi cuối cùng trong đời mình".

Nhờ khiêm tốn, VĐV 27 tuổi này được công chúng vô cùng yêu mến, với hơn 10,4 triệu người theo dõi trên Weibo. Thế nhưng, anh lại không sở hữu quá nhiều hợp đồng quảng cáo, ngoại trừ với chuỗi đồ ăn nhanh KFC, tập đoàn hàng tiêu dùng P&G và một số thương hiệu thời trang thể thao mùa đông.

Sau Olympic 2022, hàng loạt VĐV Trung Quốc kiếm bộn tiền nhờ quảng cáo cho các thương hiệu xa xỉ: Có người phải từ chối hơn 100 lời mời mỗi ngày - Ảnh 7.

"Vượt qua nghịch cảnh, Vũ Đại Tĩnh đã chiếm được cảm tình của người dân Trung Quốc, cũng như chứng minh rằng chăm chỉ là chìa khóa vươn tới thành công", Leitzes nhận xét. Càng nổi tiếng, anh lại càng khiêm tốn và tập trung cải thiện bản thân.

"Đây là tư duy được người dân Trung Quốc đánh giá cao, nhất là thế hệ trẻ. Anh trở thành tiếng nói hoàn hảo để đại diện cho thế hệ tương lai của Trung Quốc".

(Theo Jing Daily)

Theo Tú Khê

Cùng chuyên mục
XEM