7 cuốn sách độc và lạ Mark Zuckerberg khuyên chúng ta nên đọc

30/07/2015 20:04 PM |

“Quan hệ với Trung Quốc”, “Một ngày làm ông Trùm” hay “Sự trả thù của Orwell là 3 trong số 7 cuốn sách độc và lạ mà nhà sáng lập Facebook khuyên chúng ta nên đọc.

Trong bài viết trước Mark đã giới thiệu với chúng ta một số đầu sách của các doanh nhân nổi tiếng thế giới. Và hôm nay Mark lại mang đến cho chúng ta một danh sách những cuốn sách mang hơi hướng khác lạ, nó bao gồm những cuốn sách từ thế kỉ thứ 14 cho đến những cuốn sách hiện đại mang âm hưởng từ kinh tế, triết lý kích thích trí tưởng tượng và tư duy cho người đọc.

1. Quan hệ với Trung Quốc

Phụ đề: Vạch mặt các cường quốc kinh tế mới nổi

Tác giả: Hank Paulson

Tóm tắt: theo báo cáo của Goldman Sachs Trung Quốc đang vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta có thể nghĩ đến viễn cảnh của một cuộc chiến nhằm thâu tóm thế giới giữa loài mực khổng lồ và chú rồng lửa, hình ảnh đại diện giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trích đoạn hay nhất: “Chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn trong giai đoạn kết nối toàn cầu ngày nay. Hầu như trong tất cả mọi mặt từ việc đảm bảo an ninh mạng để mở cửa thị trường xuất khẩu lớn vào Mỹ, nó sẽ trở lên dễ dàng hơn nếu có sự hợp tác của hai chính phủ. Vấn đề sẽ trở lên khó khăn hơn nếu những bất đồng giữa hai cường quốc lớn nhất trên thế giới không được giải quyết ổn thỏa.”

2. Một ngày làm ông Trùm

Phụ đề: Nhà xã hội học rởm trên đường phố

Tác giả: Sudhir Venkatesh

Tóm tắt: Một sinh viên đại học dành cả một thập kỉ để tiếp xúc và kết bạn với J.T – một trùm buôn bán ma túy. Họ có một tình bạn khó khăn khi cùng tham gia khóa học về kinh doanh trái luật. Cuốn sách này rất thích hợp để đọc cùng cuốn The New Jim Crow, nó giải thích cách chính phủ đưa ra các chính sách để tạo điều kiện lý tưởng cho kinh doanh phát triển.

Trích đoạn hay nhất: “ Một lần J.T hỏi tôi rằng các nhà xã hội học đã nói gì về băng đảng và sự đói nghèo trong thành phố. Tôi trả lời rằng một số nhà xã hội học đã nói về thứ được gọi là “văn hóa nghèo” có nghĩa là một người da đen nghèo không muốn làm việc bởi vì họ thấy rằng giá trị sức lao động của mình không sánh bằng với giá trị lao động của các dân tộc khác. Và ý nghĩ đó đã ngấm từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng J.T lại phản đối rằng ‘bạn muốn tôi phải cảm thấy tự hào vì công việc của mình trong khi chỉ trả cho tôi một mức lương tối thiểu?’ ‘đó không phải là điều bạn muốn nghe về công việc của mình’ giọng của anh nghe rất thực tế chứ không mang sự phản kháng. Thực ra lời đáp lại của anh ấy ẩn chứa sự phê bình các nhà xã hội học đã mang tầm nhìn thiển cận của mình để áp dụng cho cái gọi là ‘văn hóa nghèo’”

3. Miễn dịch

Phụ đề: Truyền nhiễm

Tác giả: Eula Biss

Tóm tắt: Một cuộc điều tra sáng suốt và bất ngờ đã đưa ra một số lời giải thích vì sao một số người không muốn đưa con mình đi tiêm chủng. Mang ý nghĩa rộng hơn, cuốn sách giải thích vì sao người ta phủ nhận khoa học trong khi nó lại không theo cảm tính của con người.

Trích đoạn hay nhất: “ Trên thực tế báo chí không phải là nguồn thông tin đáng tin cậy và điều này như một điệp khúc lập đi lập lại trong các cuộc trò chuyện của tôi với các bà mẹ, thực tế các chính phủ đứng ngoài cuộc và các công ty dược phẩm lớn dính bê bối thuốc bẩn. Tôi đồng ý với những e ngại của họ nhưng không đồng ý với quan điểm: không ai là đáng tin cậy. Nó không phải là lúc để tin tưởng, khi chính phủ Hoa Kỳ tham gia vào hai cuộc chiến tranh mà người hưởng lợi chỉ là những nhà thầu quân sự. Người dân đang mất đi công việc và nhà cửa của mình trong khi chính phủ giải cứu được các thể chế tài chính hùng mạnh và sử dụng tiền thuế của dân để cứu giúp các ngân hàng. Dường như chính phủ đang dành nhiều ưu ái cho các tập đoàn tài chính hơn là quan tâm đến công dân của mình.”

4. Sự trả thù của Orwell

Phụ đề: Bản viết trên da cừu năm 1984

Tác giả: Peter Huber

Tóm tắt: Một cách diễn giải khác về cuốn sách kinh điển năm 1984 kết nối mọi thứ để tạo ra một xã hội không tưởng hơn so với bản gốc. Thật không khó để tưởng tượng được tại sao Mark lại muốn mọi người tin tưởng vào vùng đất Bizarro của tương lai.

Trích đoạn hay nhất: “Đối với Orwell, kết thúc của tự do sẽ là nền tảng điện tử Nosey Parkers, một cỗ máy được sử dụng bởi Big Brother dùng để lấn át tiếng chim hót và theo dõi công dân của mình. Nó là tập hợp của máy hát, máy quay phim, chụp ảnh và phát thanh. Màn hình tele là thứ còn xót lại của thời đại cơ khí, thời đại của Salvador Dali và phá hủy các gia đình, thời đại của thị hiếu đồi trụy, đập  Dneiper và các nhà máy đóng hộp cá hồi mới nhất ở Moscow. Màn hình tele là mắt thủy tinh. Nó được coi là bộ não đóng chai.

5. Lễ nghi

Phụ đề: Văn hóa, điều phối và kiến thức chung

Tác giả: Michael Suk-Young Chwe

Tóm tắt: Tiền đề là các nghi lễ tạo ra những kinh nghiệm được chia sẻ sau đó chúng được phổ biến vào nền văn hóa. Tác giả dùng việc quan sát như một ống kính để kiểm tra lại hành vi của đám đông công chúng.

Trích đoạn hay nhất: “ Nghi lễ công cộng được hiểu như là thực tiễn xã hội cái tạo thành kiến thức phổ biến. Ví dụ, các nghi lễ công cộng giúp duy trì sự hòa nhập xã hội và sự tồn tại của hệ thống công quyền. Các cuộc biểu tình công cộng và chống đối cũng rất quan trọng trong thể chế chính sách và thay đổi xã hội. Hội nhập xã hội và thay đổi chính trị được hiểu là vấn đề điều phối. Một nghi lễ công cộng không chỉ là về việc truyền tải ý nghĩa từ một nguồn trung tâm cho từng người nghe.”

6. Bản chất tự nhiên đẹp hơn thiên thần

Phụ đề:  Lịch sự của bạo lực và lòng nhân ái

Tác giả: Stephen Pinker

Tóm tắt: Tác giả giải thích trái ngược với vẻ bề ngoài, xu hướng nhân đạo trong giải quyết bạo lực đã giảm cân xứng theo tỉ lệ gia tăng đòn trừng phạt.

Trích đoạn hay: Nếu quá khứ là một thế giới bên ngoài, thì nó đầy rẫy bạo lực. Thật dễ dàng để quên đi cuộc sống trước kia đã từng nguy hiểm như thế nào khi bản tính hung hăng đã ăn sâu vào mỗi hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Sự kì diệu của bộ nhớ đã “làm mờ” những đau khổ của quá khứ, để lại những vết thương nhạt màu máu. Đóng đinh người phụ nữ lên giá nói lên rằng hình thức tra tấn này khá phổ biến trong quá khứ. Một quá khứ với những dấu hiệu của bạo lực và sự đồi bại nhưng cũng giống như đi du lịch để mở mang kiến thức. Việc hiểu về quá khứ và tổ tiên của mình thức tỉnh chúng ta làm thế nào để hành động khác.”

7. Sự chấm dứt của quyền lực

Từ phòng họp tới chiến trường, từ nhà thờ tới nhà nước, tại sao việc chịu trách nhiệm chưa bao giờ được đề cập?

Tác giả: Moiss Nam

Đây là cuốn sách nằm trong dự án “A year of book” nhằm kêu gọi mọi người hãy đọc sách thay vì dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội của Mark vào đầu năm nay.

Cuốn sách này giải thích vì sao các cường quốc không hoàn toàn thành công trong việc sử dụng công nghệ để áp đảo các thế lực phản kháng và tại sao các thế lực siêu vi không thể đàn áp có thể tạo ra cả cơ hội và sự hỗn loạn.

Thụy Dương

Cùng chuyên mục
XEM