Ruồi cuống mắt: Loài vật sở hữu đôi mắt lồi bất thường nhất trong tự nhiên
Ruồi cuống mắt (Stalk-eyed flies) thuộc họ côn trùng thuộc họ Diopsidae, chúng khác với những loài côn trùng biết bay khác ở đặc điểm mắt có cuống dài. Chiếc cuống này nhô ra từ hai bên cạnh đầu còn mắt lại nằm ở đỉnh mút cuối của cuống.
Nếu bạn nhìn thấy một con côn trùng sở hữu đôi mắt có khoảng cách lớn giống như những sinh vật ngoài hành tinh trong các bộ phim viễn tưởng thì cũng đừng lo lắng, chúng là một "tác phẩm" kỳ lạ của tự nhiên. Vẻ ngoài kỳ lạ và thói quen sinh tồn độc đáo của nó khiến cho sinh vật này đủ sự "mặm mòi" để được liệt kê vào danh sách những loài động vật kỳ lạ nhất trên thế giới.
Loài sinh vật nhỏ bé nhưng kỳ lạ này chủ yếu được tìm thấy trong các cánh rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á, châu Phi và một số ít ở châu Âu và Bắc Mỹ. Tên của chúng được đặt dựa vào việc có các phần dài nhô ra từ hai bên đầu với mắt và râu ở phía cuối. Các con ruồi đực thường có cuống mắt dài hơn nhiều so với ruồi cái và các nhà sinh vật học cũng đã xác định được rằng, ruồi cái thích các "chàng" có cuống mắt dài.
Ruồi cuống mắt (Stalk-eyed flies) thuộc họ côn trùng thuộc họ Diopsidae, chúng khác với những loài côn trùng biết bay khác ở đặc điểm mắt có cuống dài. Chiếc cuống này nhô ra từ hai bên cạnh đầu còn mắt lại nằm ở đỉnh mút cuối của cuống.
Điều đặc biệt là khoảng cách cuống mắt của những con cái thường có xu hướng dài hơn ở những con đực khi trưởng thành và vòng đời của chúng rất ngắn, tính thời gian từ khi chúng là những quả trứng rồi ấu trùng và trưởng thành chỉ gói gọn trong vòng tám tuần.
Trong mùa giao phối, các con đực thường đứng mặt đối mặt và đọ chiều dài cuống mắt của chúng. Con nào có "sải mắt" xa nhất sẽ được công nhận là kẻ thắng cuộc. Các con ruồi đực cũng có khả năng phi thường về phóng to cuống mắt của chúng bằng cách nuốt không khí qua miệng và thổi nó qua ống dẫn vào đầu các cuống mắt. Chúng chủ yếu làm điều này trong mùa giao phối.
Mặc dù một số loại côn trùng cũng sở hữu một cái đầu có hình dạng tương tự, nhưng râu ăng-ten phát sóng của chúng mọc ở trung tâm của đầu, nhưng ruồi cuống mắt lại hoàn toàn khác, bộ phận đó của chúng nằm ở cuống và đó cũng là một đặc điểm quan trọng để phân biệt loài này với các loài côn trùng khác.
Cho tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện và biết tới hơn 100 loài ruồi thuộc họ Diopsidae - hầu hết trong số chúng đều sở hữu những đôi mắt hết sức độc đáo và khác hoàn toàn so với phần con lại của thế giới côn trùng.
Chúng thường phân bố ở các vùng nhiệt đới tại Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và một số ít ở Bắc Mỹ, trong đó các loài nổi tiếng nhất của họ Diopsidae sống ở Đông Nam Á và Nam Phi. Ngoài ra, sự xuất hiện kỳ lạ của sinh vật này cũng giúp các nhà khoa học dễ dàng phân biệt hóa thạch một số loài côn trùng cổ đại, điển hình là Prosphyracephala - một chi ruồi thuộc họ Diopsidae. Chi này được cho là đã tuyệt chủng và được biết đến từ các mẫu vật ở hổ phách Baltic.
Những con ruồi cuống mắt trưởng thành thường được tìm thấy trong môi trường ẩm thấp gần những con lạch hoặc sông bởi đây là môi trường lý tưởng để những loài nấm và vi khuẩn từ thảm thực vật "hôi thối" phát triển - nguồn thức ăn chính của chúng, ngoài ra chúng cũng ăn một số loài thực vật khác ở môi trường bên ngoài. Ở Châu Phi cũng tìm thấy một loài ruồi cuống mắt vào năm 1817, chúng có tên Diopsis macrophthalma, chúng là một loài gây hại tàn phá mùa màng, chuyên ăn cây lúa nước cũng như cao lương.
Việc sở hữu một đôi mắt kỳ lạ với phần cuống được kéo dài cũng là một lợi thế giúp cho loài ruồi kỳ lạ này có một tầm nhìn cực rộng, ngoài ra chúng cũng sở hữu mắt kép được tạo nên từ 2.500 đôi mắt nhỏ (cảm ứng thị giác) điều này rất có lợi cho việc tìm kiếm thức ăn cũng như phát hiện ra kẻ thù ở môi trường xung quanh.
Hơn nữa đôi mắt kỳ lạ của loài ruồi này còn có thêm một chức năng đặc biệt trong mùa giao phối, các con đực thường đứng mặt đối mặt và đọ chiều dài cuống mắt của chúng. Con nào có "sải mắt" xa nhất sẽ được công nhận là kẻ thắng cuộc. Các con ruồi đực cũng có khả năng phi thường về phóng to cuống mắt của chúng bằng cách nuốt không khí qua miệng và thổi nó qua ống dẫn vào đầu các cuống mắt. Chúng chủ yếu làm điều này trong mùa giao phối.
Trên thực tế, hành vi đạt được quyền giao phối bằng cách so sánh chiều dài và kích thước của một bộ phận nhất định của cơ thể không chỉ xảy ra đối với mỗi loài ruồi cuống mắt. Nhiều loài động vật khác trong tự nhiên cũng sử dụng phương pháp này như một tiêu chí để lựa chọn bạn đời. Hiện tượng này được gọi là lựa chọn giới tính trong quá trình tiến hóa và đề cập đến sự cạnh tranh giữa các cá nhân cùng giới (thường là con đực) để có cơ hội giao phối sẽ thúc đẩy sự tiến hóa của các đặc điểm của cá nhân.
Loài ruồi cuống mắt được coi là một ví dụ điển hình của động vật thể hiện các đặc điểm lựa chọn giới tính. Hành vi chọn lọc của con đực có cuống mắt dài hơn sẽ mang lại những thay đổi về gen, do đó các gen ảnh hưởng đến đặc điểm của cuống mắt và các gen mà con cái thích đặc điểm này sẽ được truyền sang thế hệ con cái của chúng.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập một số cá thể ruồi cuống mắt, đo khoảng cách mắt, chiều dài cơ thể, tuổi tác và khả năng sinh sản của tất cả các cá thể đó và quan sát các đặc điểm hành vi của chúng trong môi trường thí nghiệm.
Sau 13 thế hệ chọn lọc nhân tạo, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng con cái có bố mẹ có cuống mắt dài sẽ có xu hướng giao phối với con đực có thân dài, trong khi con cái có bố là mắt ngắn sẽ bị thu hút bởi con đực có thân ngắn và con đực có khoảng cách mắt rộng hơn sẽ không được chọn. Điều này cũng xác nhận rằng việc lựa chọn đối tác giao phôi của những con ruồi cuống mắt cái đều bị ảnh hưởng bởi di truyền.