Nghiên cứu nói rằng nhân viên rời văn phòng từ 5 giờ chiều làm việc hiệu quả và hạnh phúc hơn người thường xuyên về trễ: Cống hiến nhiều không phải lúc nào cũng tốt

12/02/2020 07:32 AM | Kinh doanh

Làm thêm giờ dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thường xuyên mệt mỏi và thậm chí là trầm cảm.

Bright Side dẫn lại một nghiên cứu được thực hiện trong Thế chiến II, chỉ ra rằng sẽ chẳng có bất cứ lợi ích gì khi làm thêm giờ bởi nó không chỉ gây tổn hại đến công việc mà còn ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đời sống tinh thần và sức khỏe nói chung của bạn. Dù trên thực tế, chúng ta khó lòng nhận ra tác động của việc ở lại nơi làm việc đến 6 giờ tối hoặc thậm chí muộn hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người rời văn phòng đúng giờ thường sẽ khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Khi nói đến giờ làm việc, theo Bright Side, chất lượng bao giờ cũng quan trọng hơn số lượng. Dưới đây là một số lý do tại sao chúng ta nên rời nơi làm việc lúc 5 giờ chiều:

1. Làm việc quá nhiều không đem lại hiệu quả

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau một thời điểm nhất định, làm việc nhiều hơn hoặc ít hơn sẽ cùng cho một kết quả là mỗi giờ làm việc tại văn phòng sẽ kém năng suất hơn nhiều so với trước đó. Đây là lý do tại sao nhiều nơi đo lường năng suất bằng kết quả công việc thay vì số giờ làm việc và không quan tâm nếu nhân viên làm ít giờ hơn thông thường, miễn là họ hoàn thành nhiệm vụ của mình.

[Bài 12/2] Không chỉ dậy sớm, người rời nơi làm việc từ 5 giờ chiều cũng có cuộc sống tốt đẹp hơn người khác: Cống hiến nhiều không phải lúc nào cũng tốt! - Ảnh 1.

Làm việc nhiều không phải lúc nào cũng tốt.

2. Bạn sẽ khỏe mạnh hơn

Làm thêm giờ dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thường xuyên mệt mỏi và thậm chí là trầm cảm. Nghiên cứu thực hiện ở 3 châu lục đã phát hiện ra rằng người làm việc trên 55 giờ/tuần có nguy cơ đột quỵ cao hơn 33% so với những người làm việc dưới 40 giờ/tuần. Cũng theo nghiên cứu trên, nhân viên làm việc quá sức có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 13%.

3. Bạn làm được nhiều việc hơn trong ngày

Nếu quen với việc phải hoàn thành tất cả các nhiệm vụ vào lúc 5 giờ chiều, bạn sẽ nhận ra mình không có nhiều thời gian để lãng phí trong ngày. Bớt tán gẫu với đồng nghiệp, nghỉ giải lao không quá dài hay giảm sự phân tâm không cần thiết như lướt mạng xã hội đồng nghĩa với kỹ năng quản lý thời gian tốt hơn. Những người làm được như vậy cho biết họ thường rời văn phòng với tâm trọng vui vẻ vì đã làm việc hiệu quả.

[Bài 12/2] Không chỉ dậy sớm, người rời nơi làm việc từ 5 giờ chiều cũng có cuộc sống tốt đẹp hơn người khác: Cống hiến nhiều không phải lúc nào cũng tốt! - Ảnh 2.

Bớt làm những việc vô thưởng vô phạt, bạn sẽ đủ thời gian để hoàn thành công việc trước 5 giờ chiều.

4. Bạn biết làm thế nào để bảo vệ ranh giới của mình

Hãy đặt ra ranh giới của bản thân và cho đồng nghiệp biết rằng bạn cần rời văn phòng lúc 5 giờ chiều ngay cả khi mọi người đều ở lại muộn. Thông thường, người ta có xu hướng không về đúng giờ vì không muốn bị "soi" và trở thành người ít cống hiến hơn người khác. Điều quan trọng bạn nên nhớ chỉ khi công việc kết thúc, cuộc sống của bạn mới bắt đầu

5. Bạn sẽ tận hưởng thời gian rảnh rỗi và nghỉ ngơi nhiều hơn

Bạn có thể không thấy mệt mỏi khi ở lại văn phòng muộn và thậm chí bạn có thể là một người cuồng công việc. Tuy nhiên, khi rời bàn làm việc đúng giờ, bạn sẽ cảm thấy thật tuyệt khi có thêm ít nhất từ 1-2 giờ mỗi ngày. Dành thời gian quý báu đó cho gia đình, bạn bè hay sở thích cá nhân, bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn rất nhiều.

[Bài 12/2] Không chỉ dậy sớm, người rời nơi làm việc từ 5 giờ chiều cũng có cuộc sống tốt đẹp hơn người khác: Cống hiến nhiều không phải lúc nào cũng tốt! - Ảnh 3.

Tan làm đúng giờ giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi.

Những hoạt động trên giúp tái tạo lại năng lượng sau thời gian làm việc của bạn. Bạn không nhất thiết phải có ai đó ở bên trong thời gian rảnh rỗi nếu bạn không muốn. Ví dụ như việc ngồi thiền, đi spa làm đẹp hay đi dạo một mình. Tất cả đều rất cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần về lâu dài của mỗi người và ảnh hưởng lớn đến năng suất công việc cũng như chất lượng cuộc sống nói chung.

Gia Vũ

Cùng chuyên mục
XEM